Sau khi đờn ca tài tử được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, ngành văn hóa Vĩnh Long tiến hành xây dựng Đề án "Bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử giai đoạn 2015- 2020" với nhiều nội dung thiết thực, quan trọng, tạo tiền đề cho công tác quản lý, định hướng phát triển loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử ở địa phương.
Hoạt động văn nghệ, giao lưu đờn ca tài tử được quan tâm tổ chức trong thời gian qua. |
Sau khi đờn ca tài tử được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, ngành văn hóa Vĩnh Long tiến hành xây dựng Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử giai đoạn 2015- 2020” với nhiều nội dung thiết thực, quan trọng, tạo tiền đề cho công tác quản lý, định hướng phát triển loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử ở địa phương.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ Trường ĐH Văn Lang hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Bảo tồn và phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử- sân khấu cải lương tỉnh Vĩnh Long” với các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động, sưu tầm tư liệu, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về giá trị của nghệ thuật đờn ca tài tử- sân khấu cải lương.
Cuộc thi sáng tác lời mới có 111 tác phẩm của 28 tác giả trong và ngoài tỉnh tham gia, trong đó có 10 tác phẩm đạt giải. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch mở 21 lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về nghệ thuật đờn ca tài tử, với 934 học viên tham gia. Bên cạnh đó, ngành văn hóa định kỳ tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ quần chúng, liên hoan đờn ca tài tử các cấp với trên 500 cuộc và tham gia liên hoan cấp khu vực và toàn quốc đạt được nhiều giải thưởng cao.
Hiện nay, toàn tỉnh có 899 CLB đờn ca tài tử, với 8.085 thành viên. Qua 2 đợt xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, tỉnh Vĩnh Long có 22 nghệ nhân đờn ca tài tử trong tổng số 39 nghệ nhân được phong tặng và truy tặng danh hiệu.
Tin, ảnh: PHƯƠNG THƯ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin