Nhiều đề án có thiết kế mở, linh hoạt, thích ứng với biến đổi khí hậu

18:21, 09/05/2025

Đó là đánh giá của đại diện Hội đồng chuyên môn dành cho các đề án của sinh viên tham gia Chương trình Đồ án thực địa quốc tế chủ đề "Nơi chốn”, bế mạc 9/5 tại Trường ĐH Xây dựng Miền Tây.

Khen thưởng cho đồ án tiềm năng nhất cho nhóm sinh viên, trong chương trình đồ án thực địa quốc tế chủ đề “Nơi chốn”.
Khen thưởng cho đồ án tiềm năng nhất cho nhóm sinh viên, trong chương trình đồ án thực địa quốc tế chủ đề “Nơi chốn”.

Theo đánh giá của Hội đồng chuyên môn, các đề án có sự nghiên cứu về lịch sử, có tính ký ức, không gian mở có tính cách sống động, có sử dụng vật liệu địa phương như: gạch, tre, lá, … Đặc biệt là gốm đỏ của Vĩnh Long không chỉ bền vững mà còn mang tính chất bản địa. Nhìn chung, các đề án thể hiện được cấu trúc không gian thiết kế mở linh hoạt, kiến trúc bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, có thể ghi nhận tham khảo để lập quy hoạch kiến trúc địa phương.

Trải qua 5 ngày làm việc nghiêm túc, các đoàn chuyên gia, giảng viên và sinh viên đến từ 4 quốc gia Pháp, Lào, Campuchia, Việt Nam đã hoàn thành. Chương trình nằm trong khuôn khổ Dự án "Mạng lưới các trường đại học về quy hoạch đô thị của các thành phố lưu vực sông Mekong - RUVIKONG".

Tham gia chương trình, các nhóm sinh viên dưới sự hướng dẫn tận tình của đội ngũ chuyên gia và giảng viên của các trường đại học trong nước và quốc tế cùng tham gia các hoạt động khảo sát thực địa, phỏng vấn cộng đồng, lập bản đồ xã hội. Từ đó, vận dụng kiến thức chuyên môn về kiến trúc, quy hoạch và các kiến thức liên ngành để thiết kế đề án phù hợp với đặc trưng địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu và đặc biệt là đáp ứng được mục tiêu phát triển bền vững.

Sự kiện đồ án thực địa quốc tế “Nơi chốn”, từ 5/5-9/5, do Trường ĐH Xây dựng Miền Tây phối hợp với Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội tổ chức, có trên 100 giảng viên sinh viên các nước Pháp, Lào, Campuchia và Việt Nam tham gia.

Tin, ảnh: CAO HUYỀN

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh