Sông Mekong mùa mưa năm 2023- nước ở đâu?

07:12, 09/12/2023

"Sông Mekong mùa mưa năm 2023- nước ở đâu?", đó là vấn đề đặt ra tại hội thảo hồi tháng 7 do Trung tâm Stimson (Mỹ) tổ chức; cùng với đó, trong năm 2023 có 2 hội nghị quan trọng: Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự hội nghị tại Vientiane (Lào) hồi tháng 4 và mới đây (7/12), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mekong- Lan Thương (MLC) lần thứ 8 diễn ra tại Bắc Kinh (Trung Quốc).

“Sông Mekong mùa mưa năm 2023- nước ở đâu?”, đó là vấn đề đặt ra tại hội thảo hồi tháng 7 do Trung tâm Stimson (Mỹ) tổ chức; cùng với đó, trong năm 2023 có 2 hội nghị quan trọng: Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự hội nghị tại Vientiane (Lào) hồi tháng 4 và mới đây (7/12), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mekong- Lan Thương (MLC) lần thứ 8 diễn ra tại Bắc Kinh (Trung Quốc).

Thông qua các diễn đàn chung giữa 6 quốc gia thành viên MLC gồm: Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam, cho thấy viễn cảnh không mấy sáng sủa về ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng sông từ những tác động của con người đặc biệt là lưu vực thượng nguồn trên dòng Lan Thương. Những con số khoa học đã chỉ ra những nguy cơ mà ngay trước mắt và lâu dài sẽ là hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra tần suất dày và gay gắt hơn nơi hạ nguồn, mà ĐBSCL là khu vực dễ tổn thương nhất.

Theo Trung tâm Stimson, 55 con đập thủy điện lớn, siêu lớn trên dòng chảy chính và phụ lưu của sông Mekong, chỉ trong vòng 2 tuần từ ngày 10-23/7/2023 đã tích trữ tổng cộng 1 tỷ m3 nước. Trong đó, riêng đập Tiểu Loan (Trung Quốc) mực nước hồ chứa này tăng lên 17m với trữ lượng lên tới mức 2,09 triệu km3 và đây chỉ mới lấp đầy có 19% công suất hồ chứa. Riêng trên dòng Lan Thương (Trung Quốc) có đến 17 siêu đập thủy điện.

Đó là câu trả lời rằng nước sông Mekong ở đâu trong mùa mưa năm 2023. Tại hội nghị diễn ra tại Bắc Kinh, Việt Nam đã đề xuất Trung Quốc và các nước Mekong tăng cường hợp tác phát triển xanh, mở rộng phạm vi chia sẻ thủy văn và vận hành các con đập thủy điện. Thực tế, hệ thống quan trắc của các nước trong Ủy hội sông Mekong không thể bao trùm hết và không hỗ trợ tốt công tác dự báo, đặc biệt chỉ có thể giám sát được trong phạm vi hạ lưu sông Mekong.

Cần gia tăng các trạm quan trắc dọc sông Mekong, cần có thêm ảnh vệ tinh để xác định được sự thay đổi dọc dòng sông, tạo ra thông tin liên tục hơn, đầy đủ hơn, số liệu được cập nhật tốt hơn và giúp các nước trong lưu vực có thể đưa ra những quyết sách quan trọng, hiệu quả hơn. Đặc biệt, là các nước thượng nguồn với hệ thống siêu đập thủy điện có thể “định đoạt số phận” của cả dòng sông.

PGS.TS Văn Phạm Đăng Trí- Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu Trường ĐH Cần Thơ, cho rằng cần cởi mở hơn nữa trong chia sẻ dữ liệu. Nhưng mỗi quốc gia đều có chương trình riêng nên có thể hiểu sự khó khăn khi kêu gọi chia sẻ dữ liệu, tuy nhiên nếu Ủy hội sông Mekong có chính sách nâng cấp mạng lưới quan trắc thì sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc nhận dạng được sự thay đổi bất thường, cũng như hỗ trợ tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp của bà con, và lớn hơn là sự sống còn của cả lưu vực sông Mekong.

NGỌC TRẢNG

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh