Tại thông báo nhanh về kết quả Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII, về tình hình kinh tế- xã hội năm 2023-2024, ngân sách nhà nước năm 2023, kế hoạch năm 2024; kế hoạch tài chính- ngân sách nhà nước 3 năm 2024-2026 và lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới; BCH Trung ương Đảng thống nhất ban hành Kết luận về tình hình kinh tế- xã hội năm 2023-2024.
Tại thông báo nhanh về kết quả Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII, về tình hình kinh tế- xã hội năm 2023-2024, ngân sách nhà nước năm 2023, kế hoạch năm 2024; kế hoạch tài chính- ngân sách nhà nước 3 năm 2024-2026 và lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới; BCH Trung ương Đảng thống nhất ban hành Kết luận về tình hình kinh tế- xã hội năm 2023-2024.
Đáng lưu ý, về cải cách tiền lương, kể từ ngày 1/7/2024, thực hiện phương án cải cách chính sách tiền lương đối với khu vực công theo Nghị quyết số 27; từ năm 2025 trở đi tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7 %/năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cho đến khi mức lương thấp nhất đạt bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.
Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế- xã hội; là nguồn lực, là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Theo Nghị quyết số 27, một trong những điểm chính khi cải cách tiền lương là bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay.
Thay vào đó, xây dựng chế độ tiền lương mới với cơ cấu như sau: Lương cơ bản chiếm khoảng 70% và các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương; bổ sung thêm quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm (không bao gồm phụ cấp).
Như vậy, lương cơ bản của công chức, viên chức từ ngày 1/7/2024 (thời điểm dự kiến thực hiện cải cách tiền lương) sẽ chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương. Cũng tại thời điểm thực hiện cải cách tiền lương, thì tiền lương thấp nhất công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
Mục tiêu Nghị quyết số 27 hướng tới là xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia một cách khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước; tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực; góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; bảo đảm đời sống của người hưởng lương và gia đình người hưởng lương.
Việc BCH Trung ương Đảng quyết định ngày 1/7/2024, thực hiện phương án cải cách chính sách tiền lương đối với khu vực công có thể xem là giải pháp thay đổi cơ chế thu nhập từ tiền lương để cán bộ yên tâm tận tụy cống hiến. Bởi lẽ, thu nhập từ tiền lương rất quan trọng cho chất lượng cán bộ.
Nếu tiền lương không đáp ứng được các nhu cầu sinh hoạt sẽ khó bảo đảm đời sống của người hưởng lương và gia đình người hưởng lương. Một trong những hạn chế trong công tác quản lý cán bộ, công chức mà Bộ Nội vụ đã nêu ra gần đây, trong đó có nguyên nhân chủ quan là tiền lương và thu nhập của cán bộ, công chức còn thấp, chưa thực sự tạo động lực, khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức tâm huyết, toàn tâm, toàn ý, cống hiến trong quá trình thực thi công vụ.
AN NHIÊN