Học viện Hành chính quốc gia, Bộ Nội vụ phối hợp với Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý Dự thảo "Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài (NT)".
Học viện Hành chính quốc gia, Bộ Nội vụ phối hợp với Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý Dự thảo “Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài (NT)”.
Theo đó, NT là nguồn lực đặc biệt, rất quan trọng, nếu được thu hút, trọng dụng sẽ tạo được sức mạnh to lớn để thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Thu hút, trọng dụng NT là một nhiệm vụ phải được coi trọng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội.
Hiện nay, nguồn NT có 4 nhóm chính gồm: những người là học sinh, sinh viên có thành tích học tập, tốt nghiệp loại giỏi, loại xuất sắc; những người có học vị, học hàm thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư và các công trình nghiên cứu được công nhận, ứng dụng vào đời sống thực tiễn; những người có trình độ, phẩm chất, có kinh nghiệm thực tiễn đang công tác ở doanh nghiệp, kinh tế tập thể và các khu vực, lĩnh vực khác; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan, đơn vị, tổ chức của Đảng, Nhà nước, MTTQ và các tổ chức chính trị- xã hội luôn hoàn thành tốt công vụ, nhiệm vụ trở lên.
Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách thu hút, trọng dụng NT. Tuy nhiên, các chính sách này chưa phát huy hiệu quả như mong muốn. Việc giữ chân và trọng dụng NT chưa được chú trọng; tiền lương không đủ sống, môi trường làm việc, điều kiện làm việc chậm được cải thiện...
Đóng góp tại hội thảo, đại biểu đề xuất: cần đưa ra định nghĩa rõ ràng về NT, các tiêu chí xác định NT cũng như làm rõ các cơ chế, chính sách và biện pháp đột phá hơn. Theo đại biểu, cần đổi mới tư duy về thu hút và trọng dụng NT. Đâu nhất thiết phải là người trong cơ quan nhà nước mới được công nhận NT.
Nếu lấy tiêu chuẩn phải là cán bộ, công chức nhà nước hay đảng viên... dễ làm thui chột những người có nhiều đóng góp nhưng chưa đủ tiêu chuẩn như định nghĩa. Bởi trên thực tiễn có nhiều phát minh, sáng kiến, sản phẩm mang lại giá trị cao xuất phát từ những người không có học hàm, học vị, trình độ học vấn không cao. Đó là những “nhà phát minh nông dân”. Do đó khái niệm về NT cần toàn diện, rộng mở hơn, thay vì nhấn mạnh tiêu chí trình độ, bằng cấp, học hàm, học vị và chỉ khu biệt trong một nhóm đối tượng nhất định.
Đại biểu cho rằng, nếu không có cơ chế, chính sách rõ ràng sẽ khó thu hút được NT. Bên cạnh đó, cần có “cơ chế mềm” để các cơ quan, đơn vị, địa phương ban hành chính sách thu hút NT. Và khi một người được xác định là NT, có nhiều đóng góp cho cơ quan, đơn vị, địa phương thì cần được cất nhắc, bổ nhiệm vượt cấp với những chính sách hỗ trợ vượt trội.
AN NHIÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin