Vun đắp đại đoàn kết dân tộc

07:04, 17/04/2019

Từ hàng ngàn năm nay, Giỗ Tổ Hùng Vương luôn được nhân dân Việt Nam tổ chức thường niên đúng vào mùng 10/3 âm lịch. Hoạt động thờ cúng Hùng Vương vì thế trở thành một phần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.

Từ hàng ngàn năm nay, Giỗ Tổ Hùng Vương luôn được nhân dân Việt Nam tổ chức thường niên đúng vào mùng 10/3 âm lịch. Hoạt động thờ cúng Hùng Vương vì thế trở thành một phần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.

Việc có ngày Giỗ Tổ và thực hành thờ cúng Hùng Vương ngay từ giai đoạn sơ khai của lịch sử dựng nước và giữ nước cho đến nay, đã chứng tỏ dân tộc Việt Nam sớm có ý thức về cội nguồn và liên tục bồi đắp, trao truyền các giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc, trong đó có truyền thống đại đoàn kết, thông qua các hoạt động này.

Không chỉ ở Phú Thọ, tại nhiều địa phương, có thể gặp những đền thờ hoặc phối thờ tưởng nhớ các Vua Hùng.

Và phàm đã là người Việt Nam, sinh ra và lớn lên trong thời đại Hồ Chí Minh, không ai là không thuộc nằm lòng câu nói bất hủ của Bác Hồ khi trò chuyện với các chiến sĩ Đại đoàn Quân tiên phong tại đền Hạ trước ngày về tiếp quản Thủ đô (18/9/1954): “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước...”

Với niềm tin thành kính, từ hàng ngàn năm qua, các thế hệ người Việt Nam đã sáng tạo, thực thi, vun đắp và lưu truyền tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng. Việc thờ cúng không chỉ thể hiện sự biết ơn với Đức Quốc Tổ, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu… mà còn là sự thể hiện truyền thống đoàn kết của dân tộc, nhân tố quan trọng góp phần dựng xây và bảo vệ đất nước trong suốt bề dày hàng ngàn năm lịch sử qua bao biến thiên, thăng trầm.

Những ngày này, gần 90 triệu đồng bào trong nước và 4,5 triệu kiều bào Việt Nam ở nước ngoài cùng chung hướng nguyện tổ chức, vun đắp truyền thống đại đoàn kết và các giá trị Việt Nam trong thời đại mới.

HOÀNG HÀ

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh