Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ chó nuôi cắn người thương tâm, thậm chí đã có trường hợp tử vong. Rõ ràng, tình trạng này không chỉ đơn thuần là sự cố, tai nạn mà là hồi chuông cảnh báo về mối hiểm họa từ vật nuôi ngay trong chính gia đình.
Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ chó nuôi cắn người thương tâm, thậm chí đã có trường hợp tử vong. Rõ ràng, tình trạng này không chỉ đơn thuần là sự cố, tai nạn mà là hồi chuông cảnh báo về mối hiểm họa từ vật nuôi ngay trong chính gia đình.
Dư luận chưa hết bàng hoàng về trường hợp một bé gái 8 tháng tuổi bị chó ngao Tây Tạng nhà nuôi cắn tử vong thì vụ đàn chó 10 con cắn bé trai 7 tuổi tử vong tại Hưng Yên vừa qua khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Quy định về quản lý chó nuôi có thực sự hiệu quả? Trách nhiệm thuộc về ai?
Không chỉ gây ra những tai nạn thương tâm, khi bị chó cắn còn có nguy cơ mắc và tử vong do bệnh dại. Điều đáng nói là bệnh dại vẫn là bệnh có số người tử vong cao nhất so với các bệnh truyền nhiễm gây dịch khác ở nước ta.
Mặc dù pháp luật đã có những quy định cụ thể về việc nuôi chó, mèo nhưng nhiều người dân vẫn vi phạm, trong đó có thói quen nuôi chó thả rông. Điều này đã từng gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc và vụ bé trai 7 tuổi tại tỉnh Hưng Yên bị cả đàn chó cắn đến tử vong không chỉ còn mức độ là “lời cảnh báo”.
Chuyện nuôi chó thả rông, chó dữ, chó không được tiêm phòng đang là một thực tế ở nước ta và cần được các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ hơn- đặc biệt là đối với các loài chó có khả năng hóa “ác thú” tấn công và gây chết người.
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin