Theo Báo điện tử Đại biểu nhân dân (daibieunhandan.vn), ngày 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức (CB, CC) và Luật Viên chức (VC).
Theo Báo điện tử Đại biểu nhân dân (daibieunhandan.vn), ngày 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức (CB, CC) và Luật Viên chức (VC).
3 vấn đề được đưa ra xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần này gồm: Đối tượng là CC; thực hiện chế độ hợp đồng xác định thời hạn đối với VC tuyển dụng mới; kỷ luật CB, CC, VC đã nghỉ việc, nghỉ hưu.
Trong đó, qua tổng hợp ý kiến các bộ, ngành, địa phương và các tầng lớp nhân dân đều nhất trí với việc bổ sung quy định về xử lý kỷ luật hành chính đối với CB, CC, VC sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác. Thế nhưng có ý kiến băn khoăn về tính pháp lý và hệ quả pháp lý của việc xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm thì những văn bản, quyết định của những người này ký còn hiệu lực hay không?
Dự luật đã bổ sung vào Điều 84 quy định, CB, CC, VC sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm.
Thẩm tra Dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Pháp luật tán thành sự cần thiết phải bổ sung trong dự luật quy định về việc xử lý kỷ luật đối với CB, CC, VC sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian công tác nhằm thể chế hóa yêu cầu trong Nghị quyết Trung ương, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.
Một số ý kiến đề nghị, nên làm rõ việc chỉ xóa chức danh của người đã nghỉ hưu, nghỉ việc khi bị xử lý, nhưng tư cách pháp lý của chức danh đó trong tổ chức phải được giữ, tránh rối trong tổ chức, nhất là khi người đó đang đương chức đã đại diện tổ chức ký các văn bản, nếu không bị pháp luật bác bỏ thì vẫn có hiệu lực.
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin