Làm gì để “giảm nghèo bền vững” đã được “mổ xẻ” tại nghị trường Quốc hội.
Làm gì để “giảm nghèo bền vững” đã được “mổ xẻ” tại nghị trường Quốc hội.
Phân tích thực trạng cũng như thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo vừa qua, đại đa số đại biểu Quốc hội cho rằng, sự chồng chéo về chính sách là nguyên nhân chính khiến công cuộc giảm nghèo chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Sự chồng chéo ấy thể hiện rõ nhất ở 3 khía cạnh.
Thứ nhất là chồng chéo về mặt nội dung. Đơn cử như cùng một chính sách về nhà ở nhưng có nhiều văn bản được ban hành.
Thứ hai là chồng chéo về mặt đối tượng.
Thứ ba là chồng chéo về thời gian, khi cùng một thời gian có nhiều chính sách triển khai nên phân tán.
Thống kê của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cho thấy, bình quân mỗi năm, cứ 3 hộ thoát nghèo lại có 1 hộ tái nghèo.
Cũng từ thực tế cho thấy, hiện người nghèo đang là đối tượng hưởng lợi từ nhiều chính sách, như tín dụng, giáo dục, y tế, khuyến nông, dạy nghề, đất sản xuất, đất ở, nhà ở,... chưa kể những hỗ trợ đột xuất bằng tiền mặt hoặc hiện vật khác.
Nhiều chính sách giảm nghèo còn nặng về bao cấp, hỗ trợ cho không mà không kèm theo điều kiện, tạo ra tâm lý ỷ lại, trông đợi, làm mất động lực vươn lên thoát nghèo. Nhiều hộ mong muốn được vào “hộ nghèo” hoặc tìm cách “lách” chính sách vào danh sách hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo để trục lợi.
Hơn 27.000 tỷ đồng đầu tư cho chương trình là một nguồn lực không hề nhỏ. Nhưng, làm thế nào để giải ngân trong 3 năm mà số tiền này tỷ lệ thuận với số hộ thoát nghèo thực sự?
Đây là một câu hỏi lớn, thực sự cần có lời giải đáp. Nói như các chuyên gia tư vấn, đi từng bước chắc chắn để giảm nghèo bền vững hơn là nôn nóng để giảm nghèo nhanh!
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin