Biến đổi khí hậu tác động đến đô thị khu vực ĐBSCL, đặc biệt là vấn đề sạt lở, sụt lún khiến mất đất và thiệt hại về tài sản của người dân. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cũng làm gia tăng ngập úng, ô nhiễm hệ thống nước cấp, gia tăng ô nhiễm môi trường…
(VLO) Biến đổi khí hậu tác động đến đô thị khu vực ĐBSCL, đặc biệt là vấn đề sạt lở, sụt lún khiến mất đất và thiệt hại về tài sản của người dân. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cũng làm gia tăng ngập úng, ô nhiễm hệ thống nước cấp, gia tăng ô nhiễm môi trường…
Việt Nam xếp hạng 23/30 quốc gia chịu tác động mạnh từ biến đổi khí hậu, trong đó, ĐBSCL được cảnh báo là 1 trong 3 vùng đồng bằng bị ngập lụt, mất đất lớn nhất trên thế giới.
Toàn bộ 13 tỉnh, thành phố tại ĐBSCL đều có nguy cơ ngập, trong đó một số đô thị có nguy cơ ngập cao như: TP Rạch Giá, Hà Tiên (Kiên Giang), TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau), TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng), TP Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) và TP Cần Thơ.
Để thích ứng, hiện nhiều tỉnh, thành quy hoạch xây dựng theo hướng phân bố hợp lý tại các vùng đô thị, dọc theo các hành lang phát triển chính của vùng; mô hình đô thị sinh thái…
Tỉnh Vĩnh Long trong những năm qua đã sử dụng và huy động nhiều nguồn lực để từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng cho thành phố; từng bước thực hiện đô thị thông minh, hướng tới tăng trưởng xanh, bền vững, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, các dịch vụ đô thị.
Trong đó, dự án “Phát triển đô thị và tăng cường khả năng thích ứng biến đổi khí hậu TP Vĩnh Long”, với mục tiêu nhằm hướng tới kiểm soát tình trạng ngập khu vực đô thị, cũng như cải thiện điều kiện sống của người dân thông qua việc cải tạo hạ tầng cơ sở các khu dân cư; xây dựng các tuyến đường giao thông mang tính chất kết nối khu vực đô thị lõi với các khu vực đang phát triển và tạo động lực để thành phố mở rộng không gian đô thị thời gian tới.
N. HOÀNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin