Đó là nội dung của buổi hội thảo do UBND tỉnh phối hợp tổ chức ngày 16/12/2019, trong khuôn khổ các hoạt động tại Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ IV- Vĩnh Long năm 2019.
Xem video clip |
Đó là nội dung của buổi hội thảo do UBND tỉnh phối hợp tổ chức ngày 16/12/2019, trong khuôn khổ các hoạt động tại Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ IV- Vĩnh Long năm 2019.
Theo các chuyên gia, ngành hàng lúa gạo ở ĐBSCL có được nhiều cơ hội và lợi thế, điểm mạnh như: Việt Nam đã ký được Hiệp định Thương mại tự do với 28 nước thành viên châu Âu, tạo cơ hội cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam mở rộng thị trường tiêu thụ; nhiều chương trình, dự án trong và ngoài nước hỗ trợ cho ngành lúa gạo ở ĐBSCL; đã xây dựng được một số cánh đồng lúa lớn ở các tỉnh trong khu vực,...
Tuy nhiên, vẫn còn không ít thách thức, bất lợi, điểm yếu, như: các nước nhập khẩu gạo đòi hỏi nhu cầu về chất lượng cao hơn, chất lượng lúa gạo Việt Nam chưa đồng nhất, thiết bị, công nghệ chế biến lúa gạo chưa hiện đại,...
Tại hội thảo, nhiều vấn đề, nội dung liên quan đến ngành sản xuất lúa gạo ĐBSCL và Vĩnh Long được các đại biểu, chuyên gia, nông dân cùng thảo luận, phân tích để nâng cao giá trị, đảm bảo các yếu tố, điều kiện tiêu thụ và xuất khẩu, trong đó, đặc biệt vấn đề về những thách thức và cơ hội của ngành hàng lúa gạo; hệ thống cơ chế chính sách cho phát triển nông nghiệp- điểm sáng mới, hạn chế, giải pháp; hoàn thiện chuỗi cung ứng- bài toán liên kết trước xu thế mới; logistics lúa gạo Việt Nam và ĐBSCL.
Ông Trần Hoàng Tựu- Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Hội thảo là nguồn thông tin quan trọng, có giá trị tham khảo, từ đó có chính sách đúng đắn, các doanh nghiệp có thông tin hữu ít lựa chọn chiến lược kinh doanh hiệu quả, tránh rủi ro, tác động tiêu cực, tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tiêu thụ lúa gạo Việt Nam không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu nước ngoài, góp phần nâng cao vị thế hạt gạo trên thị trường quốc tế.
Tin, ảnh: THẢO LY
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin