Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSCL đến nay đã theo đúng hướng "thủy sản- trái cây- lúa", từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, chuyên canh nông sản chủ lực gắn với chế biến, nâng cao giá trị gia tăng.
+ Nhiều vùng nuôi tôm, cá tra đạt giá trị sản xuất trên 10 tỷ đồng/ha
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSCL đến nay đã theo đúng hướng “thủy sản- trái cây- lúa”, từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, chuyên canh nông sản chủ lực gắn với chế biến, nâng cao giá trị gia tăng.
Công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao giống mới, kỹ thuật canh tác, quy trình sản xuất thích ứng hơn với biến đổi khí hậu được đẩy mạnh; các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, ASC được tăng cường áp dụng.
Công nghiệp chế biến nông sản, bảo quản sau thu hoạch đạt được nhiều kết quả, góp phần phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn và ổn định kinh tế- xã hội; tỷ lệ chế biến tăng cao trong ngành thủy sản, đặc biệt là cá tra.
Đồng thời, hình thành nhiều vùng nuôi tôm tập trung, cá tra với quy mô lớn theo phương pháp thâm canh hiện đại, áp dụng công nghệ cao và từng bước bền vững về môi trường sinh thái, đạt giá trị sản xuất trên 10 tỷ đồng/ha.
Tại Vĩnh Long, các mô hình sản xuất hiệu quả đang được triển khai và nhân rộng, các sản phẩm chủ lực như khoai lang, cây có múi tăng diện tích và nhiều nông sản như: lúa, khoai lang, cam, bưởi… tiếp tục hướng đến sản xuất đạt chất lượng (GAP, hướng hữu cơ…) và liên kết chuỗi.
Toàn tỉnh có 83 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp và trên 1.200 tổ hợp tác với hơn 68.600 thành viên tham gia trên tổng diện tích hơn 31.200ha.
Trong đó, 26 HTX nông nghiệp thực hiện hợp đồng liên kết với doanh nghiệp nhằm cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào và dịch vụ tiêu thụ, bảo quản chế biến nông sản cho thành viên và nông dân địa phương; 4 HTX được hỗ trợ chứng nhận GlobalGAP; 9 HTX được hỗ trợ chứng nhận VietGAP.
NGUYỄN PHƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin