Đóng góp dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi)

03:09, 17/09/2019

Đóng góp ý kiến dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) vào chiều 17/9/2019 tại Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long- các đại biểu đã có nhiều ý kiến khác nhau đối với Điều 20 về ban chỉ huy quân sự (BCH) cấp xã, thôn đội trưởng.

Đóng góp ý kiến dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) vào chiều 17/9/2019 tại Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long- các đại biểu đã có nhiều ý kiến khác nhau đối với Điều 20 về ban chỉ huy quân sự (BCH) cấp xã, thôn đội trưởng.

Trong đó, về thành phần BCH quân sự cấp xã, đa số có ý kiến chọn phương án 1: “Chỉ huy trưởng là ủy viên UBND cấp xã, sĩ quan dự bị; trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh được gọi vào phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam đảm nhiệm chỉ huy trưởng BCH quân sự cấp xã”.

Bên cạnh, cũng có ý kiến chọn phương án 2: “Chỉ huy trưởng BCH quân sự cấp xã do sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam đảm nhiệm…”.

Song, có đại biểu đề xuất nên giữ cả 2 phương án vì chỉ huy trưởng BCH quân sự cấp xã có vai trò quan trọng trong công tác tham mưu cấp ủy. Bên cạnh, do hiện nay chưa có đề án thực hiện (nếu chọn phương án 2), tuy nhiên nếu giữ phương án 2 và có lộ trình thực hiện sẽ đảm bảo tính tinh nhuệ, chuyên nghiệp.

Có ý kiến cho rằng nên sửa lại tên gọi của luật là “Luật Dân quân, tự vệ” hoặc “Luật Dân quân và tự vệ” vì đây là 2 đối tượng, chủ thể khác nhau, có chế độ, chính sách cơ bản không giống nhau. Việc sửa đổi tên luật như vậy sẽ phù hợp hơn.

Tại Điều 48 về hình thức kỷ luật dân quân tự vệ cần bổ sung hình thức phạt hành chính rồi mới tước danh hiệu dân quân tự vệ vì hiện nay việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ là rất khó nhưng khi tước danh hiệu thì chưa có hình thức chế tài, răn đe.

Tin, ảnh: XUÂN TƯƠI

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh