Lũ đến sớm, mực nước sông Cửu Long đang dâng lên nhanh

04:08, 01/08/2017

Đó là nhận định của PGS.TS Lê Anh Tuấn- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ) trong tọa đàm "Mùa lũ 2017 ở ĐBSCL" do Hội Nhà báo tỉnh tổ chức ngày 1/8/2017.

Đó là nhận định của PGS.TS Lê Anh Tuấn- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ) trong tọa đàm “Mùa lũ 2017 ở ĐBSCL” do Hội Nhà báo tỉnh tổ chức ngày 1/8/2017.

Tham dự có các phóng viên, hội viên Hội Nhà báo công tác tại các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
Tham dự có các phóng viên, hội viên Hội Nhà báo công tác tại các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.

Theo PGS.TS Lê Anh Tuấn, biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường. Năm nay lũ đến sớm và mưa nhiều hơn. Theo đó, diện tích và thời gian ngập lũ giảm mạnh ở các tỉnh đầu nguồn nhưng gia tăng ở các tỉnh cuối nguồn.

Tính đến ngày 31/7/2017, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên nhanh và đã vượt hơn mức lũ năm 2011 (so cùng thời điểm). Nếu có thêm cơn bão từ biển Đông đổ bộ vào miền Trung thì dự báo lũ năm 2017 có thể đạt xấp xỉ lũ năm 2011.

Dự báo, mức nước lũ năm nay có thể cao xấp xỉ năm 2011
Dự báo, mức nước lũ năm nay có thể cao xấp xỉ năm 2011

Cụ thể tại Tân Châu, nơi đầu nguồn sông Mekong đổ vào ĐBSCL mực nước hiện nay đã cao hơn mực nước lũ 2011 và sẽ tiếp tục cao vào các ngày tới.

Tại ĐBSCL đã có nhiều địa phượng bị ảnh hưởng, thiệt hại lớn do lũ về sớm và theo dự báo các tỉnh hạ nguồn sẽ bị thiệt hại nhiều hơn, dẫn đến nguy cơ sạt lở cao cho các vùng ven sông.

PGS.TS Lê Anh Tuấn nhấn mạnh: Các cơ quan truyền thông cần thông tin nhanh chóng chính xác diễn biến mùa lũ 2017 để người dân biết kịp thời, đồng thời có thể phản ánh sâu về ảnh hưởng của lũ đến người dân, lợi ích lẫn thiệt hại do lũ mang lại...

Tin, ảnh: THẢO LY

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh