Liên quan vụ chuyến bay VN1344 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) không thể hạ cánh ở sân bay Cam Ranh sáng 13/12, Cục Hàng không Việt Nam vừa chính thức phát đi thông tin vào tối 14/12 trong đó nhấn mạnh Tổ lái và Đài Kiểm soát không lưu, hãng hàng không đã thực hiện đúng quy trình, quy định an toàn của Cục.
Liên quan vụ chuyến bay VN1344 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) không thể hạ cánh ở sân bay Cam Ranh sáng 13/12, Cục Hàng không Việt Nam vừa chính thức phát đi thông tin vào tối 14/12 trong đó nhấn mạnh Tổ lái và Đài Kiểm soát không lưu, hãng hàng không đã thực hiện đúng quy trình, quy định an toàn của Cục.
Ảnh minh họa. (Ảnh: Vietnam Airlines cung cấp) |
Theo đó, ngày 13/12, chuyến bay HVN1344 có hành trình Tân Sơn Nhất-Cam Ranh, dự kiến đến Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh lúc 6 giờ 15 phút.
Tàu bay thực hiện phương thức tiếp cận hạ cánh VOR/DME đầu đường cất hạ cánh 02 lúc 6 giờ 9 phút, bay lại lúc 6 giờ 21 phút sau đó bay chờ từ 6 giờ 25 phút đến 7 giờ 17 phút.
Tàu bay thực hiện tiếp cận lần 2 sử dụng phương thức tiếp cận hạ cánh VOR/DME lúc 7 giờ 17 phút, sau đó bay lại lúc 7 giờ 26 phút, cuối cùng tàu bay chuyển hướng đi Tân Sơn Nhất lúc 7 giờ 28 phút.
Lý giải về nguyên nhân máy bay nhiều lần hạ cánh “hụt”, Cục Hàng không nhìn nhận đường cất hạ cánh của Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh có hai đầu cất cất hạ cánh là 02 và 20. Việc tiếp cận hạ cánh đầu đường cất hạ cánh 20 thuận lợi do địa hình bằng phẳng (phía biển).
Tuy nhiên, việc tiếp cận hạ cánh đầu đường cất hạ cánh 02 do địa hình phức tạp có núi cao gần sân bay với độ cao lên đến 1.000m.
Để hạ cánh xuống đầu đường cất hạ cánh 02, tàu bay có thể sử dụng hai phương thức tiếp cận hạ cánh là phương thức tiếp cận hạ cánh VOR/DME (tiêu chuẩn tầm nhìn từ 4.500m) trở lên và phương thức sử dụng thiết bị chính xác ILS (tiêu chuẩn về tầm nhìn từ 1.600m trở lên).
Do yêu cầu đảm bảo an toàn bay, cả 2 phương thức hạ cánh sử dụng thiết bị (VOR/DME hoặc ILS) cho đầu đường cất hạ cánh 02 đều yêu cầu tổ lái phải được huấn luyện theo chương trình huấn luyện riêng và phải được phê chuẩn của Cục Hàng không Việt Nam trước khi thực hiện.
Hơn nữa, theo phía Cục Hàng không Việt Nam, thời tiết tại sân bay Cam Ranh sáng ngày 13/12 có tầm nhìn dao động từ 5.000-2.500m.
Do điều kiện gió lớn, tàu bay phải sử dụng đường cất hạ cánh 02 để hạ cánh. Tổ lái chuyến bay HVN1344 đã được phê chuẩn thực hiện phương thức tiếp cận hạ cánh VOR/DME nhưng chưa được phê chuẩn thực hiện phương thức tiếp cận hạ cánh sử dụng thiết bị chính xác ILS.
Do vậy, lãnh đạo Cục Hàng không cho rằng, khi tầm nhìn giảm xuống dưới 4.500m tổ lái không được phép thực hiện hạ cánh và phải đi sân bay dự bị Tân Sơn Nhất sau hai lần hạ cánh theo phương thức VOR/DME tại đầu đường cất hạ cánh 02 không thực hiện được và đã bay chờ nhưng điều kiện thời tiết không đáp ứng tiêu chuẩn về tầm nhìn.
“Đây là tình huống hoạt động bay trong thời tiết chưa đáp ứng để đảm bảo an toàn bay. Tổ lái và Đài Kiểm soát không lưu, hãng hàng không đã thực hiện đúng quy trình, quy định an toàn của Cục Hàng không Việt Nam,” lãnh đạo Cục Hàng không khẳng định./.
Theo TTXVN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin