Hãy tiết kiệm với những công trình không hiệu quả

03:09, 28/09/2016

Xây dựng nông thôn mới, hồi nào tới giờ có 2 nguồn lực chủ yếu: đóng góp của người dân địa phương cùng với phần xã hội hóa từ các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm; nguồn lực thứ hai là đầu tư từ ngân sách địa phương và ngân sách trung ương.

Xây dựng nông thôn mới, hồi nào tới giờ có 2 nguồn lực chủ yếu: đóng góp của người dân địa phương cùng với phần xã hội hóa từ các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm; nguồn lực thứ hai là đầu tư từ ngân sách địa phương và ngân sách trung ương.

Hai Lúa tui thấy, hầu hết các địa phương sau khi đã vận động sự đóng góp của người dân, thì sẽ “chờ” khoản kinh phí từ trên rót về để hoàn thành một số công trình bắt buộc trong tiêu chí.

Nguồn này bao giờ thường khá bị động. Ở địa phương Hai Lúa tui đã xuất hiện một kiểu tư duy mới, rất chủ động, rất hay và rất tiết kiệm.

Cái tiết kiệm ở đây là tiết kiệm cho ngân sách nhà nước, cần phải hoan nghênh, ủng hộ cách làm này để được lan rộng ra nhiều nơi thì hay lắm.

Đó là chuyện xã hội hóa, kết hợp cơ sở quán nước người dân làm nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng cho xóm ấp. Mới triển khai điểm đầu tiên, nhưng đã thấy rõ hiệu quả và sự đồng tình ủng hộ của người dân.

Nếu tính theo đầu tư bình quân điểm sinh hoạt văn hóa ấp ở các nơi, thì phải tốn kém trên tỷ bạc; như vậy nhân ra cả huyện thì cũng đứt bạc chục tỷ, còn cả tỉnh thì bao nhiêu trăm tỷ...

Thêm cái nữa, là đã tốn tiền mà còn không hiệu quả, nhiều cụm văn hóa của xã hàng mấy tỷ bạc, mà có thấy bóng dáng người dân nào tới sinh hoạt đâu.

Trong khi điểm quán nước là nơi tập hợp bà con một cách tự nhiên nhất, rồi sinh hoạt ca hát, rồi chính quyền đem chuyện hội họp, tuyên truyền về đây, thì tiện lợi vô cùng.

Nếu tính cách tiết kiệm vậy thì còn gì quý bằng. Ngược lại, Trung ương cũng cần xem lại và điều chỉnh những tiêu chí đầu tư mang nặng hình thức, quá dàn trải mà không mang lại hiệu quả cao. Thiệt là tiếc tiền ngân sách dữ lắm!

Hailua@.com

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh