Chiều 14/7/2016, tại hội thảo "Hỗ trợ và thúc đẩy ứng dụng, đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp theo chuỗi giá trị" (MDEC- Hậu Giang 2016), GS,TS. Nguyễn Thị Lang- Viện Lúa ĐBSCL, trình bày nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến chọn tạo giống lúa thuần chống chịu mặn- hạn thích nghi với điều kiện canh tác lúa vùng nhiễm mặn thuộc ĐBSCL.
Chiều 14/7/2016, tại hội thảo “Hỗ trợ và thúc đẩy ứng dụng, đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp theo chuỗi giá trị” (MDEC- Hậu Giang 2016), GS,TS. Nguyễn Thị Lang- Viện Lúa ĐBSCL, trình bày nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến chọn tạo giống lúa thuần chống chịu mặn- hạn thích nghi với điều kiện canh tác lúa vùng nhiễm mặn thuộc ĐBSCL.
Việc phát triển các giống lúa chịu hạn, mặn giúp cho nông dân ĐBSCL sống chung với hạn- mặn được tốt hơn. Trong ảnh: Kiểm kê diện tích lúa thiệt hại do hạn, mặn tại xã Thới Hòa (Trà Ôn) |
Theo nghiên cứu trên, bắt đầu từ năm 2013, các giống chịu mặn được đưa vào sản xuất, chọn tạo và phát triển giống mới (2- 3 giống) chất lượng cao phù hợp cho xuất khẩu và thích hợp cho vùng ĐBSCL.
Cụ thể như lúa có khả năng chống chịu mặn, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng gạo tốt, và kháng sâu bệnh hại, đồng thời xây dựng quy trình canh tác cho các giống lúa mới được chọn tạo trong khu vực có hệ sinh thái nông nghiệp khác nhau ở vùng đồng bằng.
16 giống lúa được hỗ trợ đã sẵn sàng cho việc sử dụng của người nông dân. Hầu hết các giống lúa này có năng suất cao hơn 1- 1,5 tấn/ha khi so sánh với giống lúa được trồng phổ biến của nông dân. Viện lúa ĐBSCL ghi nhận năng suất trung bình của lúa vào giữa năm 1990 chỉ khoảng 3 tấn/ha.
Nhưng với việc sử dụng các giống lúa mới được chọn tạo này, năng suất trung bình gia tăng đến 5,5 tấn/ha vào năm 2015 đối với giống lúa chống chịu mặn và khoảng 6 tấn/ha đối với lúa chống chịu ngập.
Giống lúa chịu mặn: OM4900, OM8108, OM6677, OM137, OM138, OM341 và các giống lúa chịu khô hạn: OM7347, OM6162, OM10373…
Tin, ảnh: AN- SƠN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin