Việt Nam đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc năm 1979 bằng sự lãnh đạo tài tình, ý chí kiên cường và chiến thuật hợp lý. Vì sao quân và dân Việt Nam có được chiến thắng trước đạo quân xâm lược "biển người" của Trung Quốc?
Việt Nam đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc năm 1979 bằng sự lãnh đạo tài tình, ý chí kiên cường và chiến thuật hợp lý. Vì sao quân và dân Việt Nam có được chiến thắng trước đạo quân xâm lược “biển người” của Trung Quốc?
Cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc tháng 2/1979 vùng biên giới phía Bắc Việt Nam đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của cộng đồng quốc tế. |
Sau 3 tuần chiến đấu, quân dân Việt Nam đã anh dũng đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc, buộc nhà cầm quyền Bắc Kinh phải rút quân vào ngày 5/3/1979, với thiệt hại tới 62.000 quân và hàng trăm xe tăng, xe cơ giới.
Được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế
Sau khi Trung Quốc nổ súng tấn công Việt Nam, cộng đồng quốc tế- đặc biệt là các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa đã đồng loạt lên tiếng ủng hộ chúng ta, phản đối hành động xâm lược trắng trợn của Trung Quốc.
Ngày 19/2, Liên Xô đã ra Bản tuyên bố thứ nhất lên án hành động xâm lược của Trung Quốc, khẳng định sự ủng hộ và thực thi những cam kết của mình đối với Việt Nam, thông qua những điều khoản trong Hiệp ước hợp tác hữu nghị toàn diện và giúp đỡ lẫn nhau giữa Liên Xô và Việt Nam. Ngoài việc cử cố vấn sang giúp đỡ, tăng cường viện trợ hàng hóa và vũ khí cho Việt Nam thì Liên Xô còn có những hoạt động tích cực tại Liên Hợp Quốc nhằm đòi Trung Quốc chấm dứt chiến tranh và yêu cầu đưa “kẻ xâm lược” ra xét xử.
Các nước Cuba, Ba Lan, Cộng hòa Dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Hungary, Bulgaria, Albania, Mông Cổ,… cùng với nhiều quốc gia Châu Á, Châu Phi khác như Lào, Ấn Độ, Afghanistan, Ethiopia, Angola, Mozambique… đã đồng loạt lên án nhà cầm quyền Bắc Kinh và bày tỏ sự ủng hộ Việt Nam.
Ngày 23/2, Liên Xô cùng Tiệp Khắc đưa dự thảo nghị quyết trong đó lên án hành động xâm lược và đòi nhà cầm quyền Bắc Kinh phải rút quân, đồng thời phải bồi thường chiến tranh cho Việt Nam và kêu gọi quốc tế cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Thậm chí, trước ngày Trung Quốc tuyên bố rút quân, Cuba đã cảnh báo rằng, nếu Bắc Kinh không chấm dứt hành động xâm lược, nước này có thể sẽ đưa quân đến giúp đỡ Việt Nam.
Ngoài Hoa Kỳ trước đó đã ngấm ngầm ủng hộ và bật đèn xanh cho Trung Quốc xâm lược Việt Nam thì đa số các quốc gia phương Tây phản đối mạnh mẽ hành động quân sự của phía Trung Quốc. Sự cô lập này đã ảnh hưởng khá lớn tới chính sách ngoại giao thời kỳ đầu mở cửa của Bắc Kinh.
Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới cũng đã đứng về phía nhân dân ta, tổ chức nhiều phong trào đấu tranh đòi Trung Quốc rút quân. Nhiều cuộc vận động ủng hộ Việt Nam về tinh thần và vật chất đã được phát động ở khắp nơi trên thế giới. Truyền thông thế giới cũng đồng loạt lên án những hành động xâm lược trắng trợn của Trung Quốc và coi cuộc xâm lược này là sự thể hiện bản chất của một “siêu cường quân phiệt và bá quyền, có dã tâm dùng sức mạnh áp bức các nước láng giềng yếu hơn”.
Sự phản đối trong chính nội bộ Trung Quốc
Sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều tài liệu cho thấy, việc mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam không chỉ bị binh lính nước này nghi ngờ về tính chất phi nghĩa của nó, mà còn có nhiều nhân vật thuộc tầng lớp cấp cao trong quân đội Trung Quốc phản đối gay gắt.
Nguyên soái Diệp Kiếm Anh (lúc đó là Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, tức nhân vật số 2 của Trung Quốc) đã bất bình nói rằng: “Diễu võ dương oai đánh Việt Nam thì được gì? Không khác gì Gia Cát Lượng Bắc phạt Tư Mã Ý, đánh vào nơi nào và làm sao đánh thắng được?”
Trong binh lính Trung Quốc thời đó, đa phần không hiểu tại sao lại phải đánh Việt Nam. Tâm lý đó đã dẫn đến tình trạng tự thương để trốn về tuyến sau, những người ở lại thì tinh thần chiến đấu sa sút, chỉ dựa vào số đông để ào ào tiến, lúc thua thì nhụt chí,
bỏ chạy.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến quân ta mặc dù quân số ít hơn nhưng nhiều lần bẻ gãy những đợt tấn công ồ ạt của quân địch.
(Còn tiếp)
Cuộc động binh lớn nhất trong lịch sử Liên bang Xô viết
Để biểu thị sự ủng hộ đối với Việt Nam và răn đe Trung Quốc, một cuộc biểu dương lực lượng khổng lồ dưới dạng một cuộc tập trận Hiệp đồng quân binh chủng lớn nhất trong lịch sử, đã được Liên Xô tổ chức vào đầu tháng 3/1979.
Bình luận về cuộc tập trận này, chuyên gia Aleksei Lensov cho biết, đó là cuộc biểu dương lực lượng mạnh mẽ nhất ở phía Nam Liên Xô (tức phía Bắc Trung Quốc) trong vòng hơn 200 năm, với lực lượng được huy động lên đến 600.000 người, thuộc 6 quân khu của Liên Xô, 2.600 xe tăng, 900 máy bay và 80 chiến hạm. Trong tiến trình diễn tập, có những khoảng thời gian trong không trung có tới 10 trung đoàn không quân tuyến 1 (đội hình chiến đấu) hoạt động. Các kíp bay đã bay tổng cộng 5.000 giờ, đã sử dụng tới 1.000 quả bom và tên lửa trong diễn tập bắn đạn thật.
Để phục vụ cuộc tập trận này, Liên Xô đã huy động một khối lượng bảo đảm khổng lồ. Chỉ tính lượng dầu tiêu hao trong thời gian thực hiện các hoạt động diễn tập và giúp đỡ Việt Nam, Bộ quốc phòng Liên Xô lúc đó đã phải phục hồi lại dự trữ trong vòng 2 năm. |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin