Việc thảo luận Luật Tố tụng hành chính được đánh giá là được nhiều người chờ đợi và mong muốn một sự thay đổi để tránh tâm lý e ngại liên quan đến quy định "việc dân đi kiện quan".
Việc thảo luận Luật Tố tụng hành chính được đánh giá là được nhiều người chờ đợi và mong muốn một sự thay đổi để tránh tâm lý e ngại liên quan đến quy định “việc dân đi kiện quan”.
Tòa án không nên can thiệp sâu hoạt động quản lý nhà nước |
* Người đại diện là người trực tiếp giải quyết
Vấn đề người đại diện trong khiếu kiện tố tụng hành chính, và việc có nên mở rộng thêm và quy định rõ điều kiện của người được ủy quyền để làm rõ được hiệu lực, hiệu quả của vấn đề khi tham gia tố tụng hành chính, là một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm.
Theo đại biểu Phạm Văn Hà (đơn vị tỉnh Nghệ An), luật hiện hành quy định người đại diện không chặt chẽ, không cụ thể nên trong thực tiễn giải quyết các vụ án hành chính, đa số người bị kiện chỉ ủy quyền cho cán bộ tham mưu, giúp việc, gây trở ngại cho việc giải quyết làm cho vụ án kéo dài.
Ví dụ, lâu nay người bị kiện là UBND hoặc chủ tịch UBND cấp huyện thường ủy quyền cho trưởng phòng; ở cấp tỉnh, chủ tịch UBND tỉnh thường ủy quyền cho chánh văn phòng, phó văn phòng hoặc phó giám đốc sở. Tâm lý của những người này họ ngại lên tòa.
Cũng theo đại biểu Phạm Văn Hà: “Tôi chưa thấy bóng dáng của phó chủ tịch UBND tham gia phiên tòa, vì vậy người được ủy quyền không thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người bị kiện nên quá trình xét xử người được ủy quyền thường phải xin hoãn phiên tòa để xin ý kiến người được uỷ quyền. Do đó, tôi đề nghị cần quy định, trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người bị kiện chỉ được quyền cho cấp phó của mình đại diện”.
Đa số người dân rất mong đợi và kỳ vọng vào việc sửa đổi Luật Tố tụng hành chính lần này. Quốc hội cũng phải giải quyết, phải trả lời được vấn đề tại sao luật này chậm đi vào cuộc sống.
Đại biểu Bùi Mạnh Hùng (đơn vị tỉnh Bình Phước) cho rằng, đây là một luật rất đặc thù vì quy định việc “dân đi kiện quan”. Người dân rất e ngại việc đến cửa quan để kiện một việc và việc xác định thẩm quyền xét xử là vấn đề mấu chốt đầu tiên cần phải sửa trong luật này. Vì người dân đi kiện, đi tìm công lý nên họ phải tìm và chọn nơi phân xử mà người dân tin là khách quan, tìm tới người đứng trung gian, hoặc đứng trên có đủ thẩm quyền để phân định đúng, sai.
Theo đại biểu Thân Đức Nam (đơn vị TP Đà Nẵng), luật cần quy định người được ủy quyền phải tham gia vào quá trình giải quyết toàn bộ vụ án, thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của người bị kiện. Như vậy sẽ khắc phục được những hạn chế trong thực tiễn giải quyết vụ án hành chính, nhiều trường hợp người bị kiện ủy quyền cho cán bộ tham mưu giúp việc không đủ thẩm quyền để giải quyết và những vấn đề mới phát sinh tại tòa án, gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án. Quy định như thế mới có hiệu quả, bảo đảm khắc phục nhanh chóng những sai sót của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo vệ kịp thời quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người bị khởi kiện.
Đại biểu Trương Thái Hiền (đơn vị tỉnh Kiên Giang) còn đề nghị, luật cần quy định một cơ chế rõ ràng và bổ sung thêm để ràng buộc hạn chế quyền ủy quyền của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
* Không nên mở rộng thẩm quyền tòa án
Một vấn đề cũng được người dân quan tâm nữa là về khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân. Đây là một trong những nội dung quan trọng của đạo luật này. Xác định đúng và đầy đủ những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án, đảm bảo cho cá nhân, tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích của mình khi bị ảnh hưởng bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Quy định này nhằm đảm bảo cho tòa án thực hiện đúng thẩm quyền trong xử lý các vụ án hành chính. Tránh dàn trải hoặc can thiệp quá sâu vào hoạt động quản lý điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước, hoặc gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án hành chính.
Đại biểu Huỳnh Văn Tính (đơn vị tỉnh Tiền Giang) nói về phân định thẩm định của tòa án nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh: “Tôi tán thành với ý kiến quy định quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện, chủ tịch UBND cấp huyện giao cho tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết sơ thẩm, để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả. Hiện nay, mặc dù chủ trương cải cách tư pháp là tăng thẩm quyền cho tòa án nhân dân cấp huyện, bảo đảm cho thẩm phán và tòa án được độc lập xét xử. Nhưng tôi nghĩ do nhiều nguyên nhân khác nhau, tòa án nhân dân cấp huyện vẫn phụ thuộc nhiều vào cấp ủy và cơ quan hành chính. Tính độc lập của thẩm phán bị chi phối nhiều về mặt tổ chức nhân sự, về điều kiện tái bổ nhiệm, v.v...”
Cũng theo đại biểu Huỳnh Văn Tính, trong nhiều trường hợp các bản án quy định của tòa án nhân dân cấp huyện khi giải quyết đối với các khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện, của chủ tịch UBND cấp huyện thời gian qua vẫn bị ảnh hưởng và chi phối. Điều này không những làm yếu đi vị thế vai trò của thẩm phán cấp huyện mà lâu về dài còn khiến cho người dân không tin tưởng nhiều vào tòa án hành chính, mà sẽ tiếp tục lựa chọn việc giải quyết bằng con đường khiếu nại. Điều đó khiến cho tình trạng khiếu nại kéo dài phức tạp.
Tuy nhiên, theo đại biểu Thân Đức Nam (đơn vị TP Đà Nẵng), việc quy định tòa án nhân dân cấp tỉnh xét sơ thẩm các vụ khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện là chưa phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cải cách tư pháp được nêu tại Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách hành chính tư pháp đến năm 2020. Trong đó có việc mở rộng thẩm quyền xét xử cho tòa án nhân dân cấp huyện.
Quy định như thế sẽ tạo nút thắt cổ chai, quá tải đối với tòa án cấp tỉnh và kéo theo là tòa án nhân dân cấp cao cũng sẽ quá tải khi xét xử phúc thẩm. Vì vậy, cần quy định cụ thể nhằm nâng cao tính độc lập giữa cơ quan tư pháp và cơ quan hành pháp và loại bỏ sự nể nang, né tránh của thẩm phán trong việc giải quyết vụ án hành chính. Ngoài ra, nếu theo đề nghị này thì sẽ dẫn đến tình trạng ỷ lại, khó thì đẩy lên trên hoặc tạo sự tùy tiện.
Đối với vấn đề này, dự kiến Quốc hội sẽ lấy ý kiến tham khảo đại biểu trước khi biểu quyết.
Bài, ảnh: BÙI THANH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin