Suy nghĩ về những “ông cá”

11:12, 10/12/2014

Trên hạ lưu sông Mekong mình hồi xưa, chuyện bắt được những “ông cá hô” trên trăm ký lô là bình thường. Những lão ngư trong nghề đêm nằm nghe cá hô quẫy đuôi là biết cá to hay nhỏ. Cá nhỏ theo các cụ là những con chỉ có... 80- 90kg. Còn thường thường trên cả trăm ký đến vài trăm ký. Cá to đến nỗi mỗi lần đánh bắt, ngư dân phải cúng lại con vịt để gọi là tạ ơn lộc... Bà Thủy.

Trên hạ lưu sông Mekong mình hồi xưa, chuyện bắt được những “ông cá hô” trên trăm ký lô là bình thường. Những lão ngư trong nghề đêm nằm nghe cá hô quẫy đuôi là biết cá to hay nhỏ. Cá nhỏ theo các cụ là những con chỉ có... 80- 90kg. Còn thường thường trên cả trăm ký đến vài trăm ký. Cá to đến nỗi mỗi lần đánh bắt, ngư dân phải cúng lại con vịt để gọi là tạ ơn lộc... Bà Thủy.

Cái giống cá quý được xem là “khủng long” của dòng Mekong, nhưng hiền khô và rất dễ bắt. Phần đánh bắt ngày càng dày đặc, nên dần cũng muốn tuyệt chủng. Cũng may là gần đây những kỹ sư ngành thủy sản đã nhân giống được cá hô trong môi trường nhân tạo.

Tuy nhiên, Hai Lúa tui thiết nghĩ ngành thủy sản, các nhà khoa học nên quan tâm đến những “ông cá hô” mà thỉnh thoảng ngư dân đánh bắt được, thay vì cứ để cho mấy chủ nhà hàng vô tư “lên thớt” những cá thể quý hiếm này. Khi cơ quan chức năng mua những con cá này, trước tiên là thể hiện tính văn minh, yêu quý động vật và bảo vệ môi trường, cũng là bài học tốt cho mọi người, nhất là các em nhỏ có cơ hội chiêm ngưỡng.

Sau cùng, những “cụ cá” này chính là nguồn gien quý phục vụ cho công tác nghiên cứu, bảo tồn. Rất mong các cơ quan chức năng, các nhà khoa học quan tâm. Mong lắm thay!

Hailua@.com

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh