Dưới cánh và tại các vòng đeo ở chân chim có những ký tự, số hiệu mà người nghiên cứu chuyên sâu mới có thể hiểu.
Dưới cánh và tại các vòng đeo ở chân chim có những ký tự, số hiệu mà người nghiên cứu chuyên sâu mới có thể hiểu.
|
Hai con chim bồ câu do anh em ngư dân Bùi Phải ở thôn Tây, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn bắt được ở vùng biển Hoàng Sa. Ảnh:Trí Tín.
|
Ngư dân Bùi Phải ở thôn Tây, xã An Hải (huyện đảo Lý Sơn) cho biết, 2 chú chim lông màu xám mịn, mắt tròn đen trông giống loài bồ câu, đậu trên cabin tàu ở khu vực đảo Đá Bắc thuộc vùng biển Hoàng Sa, cách đảo Lý Sơn khoảng 150 hải lý.
Cho rằng chim đậu trên tàu mang đến điềm tốt, anh Phải bắt định đưa về nhà nuôi. Thấy trên chân của hai con chim mang ký tự, số hiệu lạ, các ngư dân kiểm tra thì phát hiện dưới đôi cánh có nhiều ký tự lạ khác màu xanh, đỏ.
|
Ký tự lạ in màu xanh, đỏ dưới cánh chim bồ câu bắt được ở Hoàng Sa. Ảnh:Trí Tín.
|
Thuyền trưởng Bùi Ngọc Thanh (anh của ngư dân Phải) cho biết thêm, hình dáng hai con chim không khác so với loài bồ câu nhà. Chân của chúng đều đeo kiềng bằng 4 vòng nhựa dẻo nhiều màu sắc với các ký hiệu lạ, bên trong vòng có các mảnh giấy nhỏ, nhiều ký tự lạ. Tương tự, phần dưới cánh của chúng cũng có các ký tự mà ngư dân địa phương chưa từng thấy.
"Chúng tôi nghi ngờ các con chim này có gắn chip để theo dõi bà con đánh bắt thủy sản trên vùng biển Hoàng Sa", ông Thanh nói.
|
Hai chân của hai con bồ câu có đeo vòng nhựa với nhiều ký tự lạ. Ảnh:Trí Tín.
|
Trao đổi VnExpress chiều 16/5, GS.TS Võ Quý, Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trường (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết, hai con chim này thuộc nhóm bồ câu thường nuôi nhưng có màu sẫm hơn bồ câu nhà ở đất liền, phân loài riêng có tên khoa học là Gymnocyclus gốc ở Bali (Indonesia), Ghana (một quốc gia ở Tây Phi)... Có thể hai con chim này trên chặng đường bay xa bị đói đã đáp xuống đậu trên cabin tàu của ngư dân.
Theo GS Qúy, loài chim bồ câu đeo vòng này được nuôi để làm nhiệm vụ đưa thư hay phục vụ nghiên cứu khoa học. Cụ thể là nghiên cứu về quãng đường bay, xác định tọa độ, thời gian, không gian của loài chim này trên biển.
Nói về các ký tự lạ, GS Quý cho rằng phải là người nghiên cứu chuyên sâu về các ký tự này mới có thể giải mã được mục đích gắn vòng.
Tiến sĩ Sử học Đoàn Ngọc Khôi, Phó giám đốc Bảo tàng Quảng Ngãi phân tích thêm, dưới cánh hai con chim bồ câu này có 4 chữ Hán 招财进宝 "Chiêu Tài Tấn Bảo". Rõ ràng nơi thả loài chim này xuất phát từ nước Trung Quốc. Bốn chữ Hán bao hàm ý nghĩa là tập trung tiền của, tài sản quý báu. "Chim bồ câu có ký tự dưới cánh, đeo vòng có số hiệu dưới chân thường có chức năng đưa thư, thông tin liên lạc, không loại trừ mục đích quân sự ", TS Khôi nhận định.
Theo VnExpress
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin