Sản xuất nông nghiệp của ĐBSCL luôn đối mặt với những thách thức lớn

05:12, 08/12/2012

Đó là: giá nông sản bấp bênh, chất lượng chưa cao, số lượng thiếu ổn định, khó dự báo thị trường. Sản xuất theo kiểu nhỏ lẻ, bán sản phẩm thô, giá thấp, khó tiêu thụ.


Đến năm 2020, quy hoạch và phát triển vùng cây ăn trái sẽ theo hướng tập trung, chuyên canh, chú trọng lai tạo giống mới.

Đó là: giá nông sản bấp bênh, chất lượng chưa cao, số lượng thiếu ổn định, khó dự báo thị trường. Sản xuất theo kiểu nhỏ lẻ, bán sản phẩm thô, giá thấp, khó tiêu thụ.

Toàn vùng chưa có quy hoạch cho từng sản phẩm thế mạnh và còn thiếu những cơ chế chính sách mang tính toàn diện và đột phá nhằm tạo động lực cho việc phát triển nông sản hàng hóa chủ lực bền vững.

Theo Bộ Nông nghiệp- PTNT, cơ chế chính sách hiện hành vẫn còn bất cập, chưa khơi dậy động lực kích thích sản xuất kinh doanh phát triển (Quyết định 80 của Thủ tướng về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng, trong đó quan hệ “4 nhà” chưa tốt nên hiệu quả chưa cao).

Mô hình cánh đồng mẫu lớn tốt nhưng thiếu cơ chế chính sách khuyến khích nhân rộng. Chính sách tín dụng chưa gắn với mùa vụ sản xuất từng loại sản phẩm, lãi suất cao, người dân khó tiếp cận vốn để đầu tư sản xuất…

Vì thế, hội thảo “Rà soát cơ chế, chính sách đối với các mặt hàng nông sản chủ lực (lúa, cá tra, trái cây) ở ĐBSCL” trong khuôn khổ MDEC Tiền Giang 2012 nhằm rà soát lại các cơ chế, chính sách đối với các mặt hàng nông sản chủ lực, nhằm đề xuất những cơ chế chính sách mang tính chiến lược và toàn diện, góp phần phát triển một cách bền vững nông sản hàng hóa chủ lực của vùng, thực hiện kế hoạch phát triển ngành của vùng thời kỳ 2011- 2020.

Tin, ảnh: LÝ AN

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh