
Tại kỳ họp lần 6 HĐND tỉnh khóa VIII, có rất nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri được các vị đại biểu mang đến chất vấn tại nghị trường. Các ngành chức năng được chất vấn cũng trả lời thẳng thắn và cơ bản giải đáp được phần lớn các ý kiến chất vấn. Chúng tôi xin giới thiệu phần trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Diệp.
Tại kỳ họp lần 6 HĐND tỉnh khóa VIII, có rất nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri được các vị đại biểu mang đến chất vấn tại nghị trường. Các ngành chức năng được chất vấn cũng trả lời thẳng thắn và cơ bản giải đáp được phần lớn các ý kiến chất vấn. Chúng tôi xin giới thiệu phần trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Diệp.
Ngành sản xuất gạch ngói trong tỉnh phải tính đến việc thay đổi công nghệ sản xuất để tồn tại. Trong ảnh: Chuyển nguyên liệu đất sét cung ứng cho các lò gạch. Ảnh: Thúy Quyên
+ Đại biểu Nguyễn Ngọc Truyền- Tổ đại biểu huyện Vũng Liêm: Việc phân bổ kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản năm 2013 không thấy danh mục Đường tỉnh 907.
Thực tế nhiều đoạn đường được khởi công (đường từ xã Trung Nghĩa, Trung Ngãi, Trung Thành Đông) nhưng thi công dang dở, gây khó khăn trong đi lại, sản xuất. Cử tri địa phương rất kỳ vọng lần này có ghi phân bổ kinh phí để thực hiện tiếp công trình này.
- Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Diệp: Đường tỉnh 907 thuộc nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương, tổng mức đầu tư là 1.009 tỷ đồng, được phân chia thành 14 gói thầu xây lắp, đến nay đã thi công cơ bản xong 2 gói đoạn 2 và 3, còn lại 12 gói thầu xây lắp tổng kinh phí đầu tư khoảng 750 tỷ đồng (cả chi phí đền bù).
Trong năm 2012, tỉnh đã triển khai gói thầu đoạn 1: Thi công nền đường từ Km0+000 đến Km 6+000 và đang thi công láng nhựa từ QL54 vào UBND xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn. Gói thầu 2 và 3 hiện thực hiện đền bù và đang thi công phần còn lại nút giao Thới Hòa và chợ Hựu Thành.
Gói thầu đoạn 5 cầu An Lạc xã Trung An đã triển khai thi công cọc đang chờ huyện Vũng Liêm đền bù. Gói thầu đoạn 7, nhà đầu tư BT đã ngưng thi công do thiếu vốn.
Đối với các gói thầu thực hiện theo hình thức hợp đồng BT do các nhà đầu tư gặp khó về tài chính, không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng nên đã dừng thi công từ năm 2012. UBND tỉnh đã chỉ đạo rút giấy phép đầu tư và chuyển sang đấu thầu xây lắp theo tiến độ cấp vốn của Trung ương.
Trước mắt, tỉnh sẽ ưu tiên xây dựng các cầu và những đoạn đường có yêu cầu bức xúc để giải quyết nhu cầu đi lại phát triển kinh tế của địa phương nhằm phát huy hiệu quả vốn đầu tư (trong đó có đoạn đi qua huyện Vũng Liêm). Về nguồn vốn, năm 2012 được Trung ương cấp 41 tỷ đồng, đến nay đã giải ngân 92% kế hoạch vốn.
Kinh phí còn lại chờ huyện Vũng Liêm trình phê duyệt quyết định phương án đền bù cầu An Lạc sẽ chuyển tiền chi trả cho dân. Kế hoạch vốn năm 2013, UBND tỉnh đã đề nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi vốn cho công trình Đường tỉnh 907 là 55 tỷ đồng (đang chờ quyết định của Chính phủ).
+ Đại biểu Nguyễn Văn Lượng- Tổ đại biểu huyện Mang Thít chất vấn: Trung ương có chủ trương hạn chế sử dụng vật liệu xây dựng bằng đất sét nung. Kể từ năm 2013 trở đi, thành phố loại III (Vĩnh Long) buộc phải giảm xây dựng công trình bằng đất nung truyền thống.
Vậy UBND tỉnh giải quyết như thế nào về việc giúp các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói trong tỉnh chuyển đổi ngành nghề? Giải quyết vật liệu thay thế như thế nào cho các công trình và nhu cầu xây dựng của nhân dân trên địa bàn TP Vĩnh Long?
- Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Diệp: Theo các quy định của Chính phủ và Thông tư 09 của Bộ Xây dựng thì đến ngày 15/1/2013, các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước theo quy định hiện hành bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây dựng không nung (VLXDKN) theo lộ trình.
Cụ thể, tại các đô thị loại III trở lên phải sử dụng 100% VLXDKN kể từ ngày thông tư này có hiệu lực. Còn tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% VLXDKN kể từ ngày thông tư này có hiệu lực đến hết năm 2015, sau năm 2015 phải sử dụng 100%.
Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn, từ nay đến năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 50% VLXDKN loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây (tính theo thể tích khối xây).
Để thực hiện, UBND tỉnh đề ra giải pháp đối với các dự án, công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước như sau:
Trước mắt, đối với các công trình đang thi công và đã đấu thầu trúng thầu được cấp phép thi công thì thực hiện theo kế hoạch phê duyệt cấp phép, các dự án chuẩn bị đầu tư và đang thẩm định thì phải điều chỉnh theo quy định và UBND tỉnh xây dựng lộ trình kiến nghị với Bộ Xây dựng.
Trong năm 2013, yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng công trình bao gồm: người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công xây dựng; các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý đầu tư xây dựng công trình, phải đảm bảo việc sử dụng VLXDKN theo đúng các quy định.
Về lâu dài, tỉnh sẽ tổ chức tuyên truyền, thông tin để cho các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ thể trong hoạt động xây dựng và mọi người dân nhận rõ những ưu điểm, lợi thế trong việc sản xuất, sử dụng VLXDKN.
Đồng thời, thấy được những tác động tiêu cực của việc sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung không theo quy hoạch, để tập trung phát triển sản xuất và sử dụng VLXDKN.
Tỉnh xúc tiến mời gọi đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất VLXDKN, chủ yếu là gạch không nung theo dây chuyền công nghệ tiên tiến, ưu tiên sử dụng các nguyên liệu là tiềm năng tài nguyên khoáng sản sẵn có tại địa phương, theo hướng công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện địa phương.
Có chính sách thu hút đầu tư để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng phát triển các cơ sở sản xuất với quy mô công suất hợp lý, công nghệ tiên tiến, đa dạng hóa về kích thước sản phẩm phù hợp với thực tế thi công các công trình xây dựng.
Có chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ về vốn và đào tạo nguồn nhân lực giúp cho các cơ sở sản xuất gạch ngói đất sét nung chuyển đổi sang đầu tư công nghệ tiên tiến trong sản xuất VLXDKN, đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường của Việt
NHÓM PHÓNG VIÊN (ghi)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin