
Vội vàng mở rộng sản xuất khi thị trường tiêu thụ chưa có là nguyên nhân làm sản xuất lúa đặc sản rơi vào khó khăn. Trước thực trạng đó, nhiều chuyên gia ngành nông nghiệp nhận định: Cần có một bước “chạy đà”, tìm hiểu thị trường trước khi mở rộng quy mô sản xuất.
Cần quảng bá, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ trước khi sản xuất đại trà lúa đặc sản. Trong ảnh là nhãn hàng gạo Tứ Quý Phước Lộc Thọ của Công ty TNHH ADC.
Vội vàng mở rộng sản xuất khi thị trường tiêu thụ chưa có là nguyên nhân làm sản xuất lúa đặc sản rơi vào khó khăn. Trước thực trạng đó, nhiều chuyên gia ngành nông nghiệp nhận định: Cần có một bước “chạy đà”, tìm hiểu thị trường trước khi mở rộng quy mô sản xuất.
Đi ngược quy trình, hàng đặc sản cũng “chết”
Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL mở đầu câu chuyện về UBND huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) phải lấy tiền ngân sách ra mua lúa cho nông dân rằng: “Trên thế giới, doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo người ta đặt hàng cho nông dân; nông dân có nhiệm vụ sản xuất theo yêu cầu đơn hàng; tới lúc thu hoạch DN đến thu mua theo hợp đồng đã ký kết, đảm bảo cho người nông dân có lời”.
Theo ông, trước khi thực hiện thao tác trên, các DN xuất khẩu gạo nước ngoài đã nghiên cứu khảo sát, xem thị trường cần loại gạo nào, chất lượng ra sao, rồi quay lại đặt hàng nhà khoa học tạo ra giống lúa có đặc tính đúng như vậy.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, ở Việt
Thực tế, khi giống lúa một bụi hồng (loại giống do UBND huyện Hồng Dân, Bạc Liêu đặt hàng Phó Giáo sư- Tiến sĩ Võ Công Thành, Trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu, nhân giống) sản xuất ra không được thị trường chấp nhận, các DN xuất khẩu gạo của mình vẫn đứng ngoài cuộc và buộc UBND huyện Hồng Dân phải trích ngân sách mua cho dân.
“Đầu ra là yếu tố rất quan trọng, quyết định đến thành công của sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm mới. Vì vậy, trước khi áp dụng sản xuất đại trà một giống lúa mới chúng ta phải có thị trường tiêu thụ”- ông Phan Quốc Hùng, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH ADC khẳng định.
Cần “chạy đà” trước
Câu chuyện tạm dừng sản xuất lúa đặc sản hoặc sản xuất ra bán không ai mua là một lời cảnh báo đối với nhiều trường hợp làm ăn thiếu khoa học của ngành nông nghiệp Việt
Theo nhận định của một số chuyên gia ngành nông nghiệp, nếu không thể thực hiện được đúng như quy trình các nước áp dụng, nghĩa là phải đi khảo sát thị trường, đặt hàng nhà khoa học sản xuất giống trước rồi mới ký kết hợp tác sản xuất với nông dân thì ít nhất chúng ta phải có một bước sản xuất “chạy đà” trước khi mở rộng quy mô.
Tiến sĩ Lê Văn Bảnh cho biết: “Trước tiên DN mình phải sản xuất thử nghiệm, xây dựng thương hiệu và đem sản phẩm chào hàng để khảo sát thị trường. Khi có đơn đặt hàng thì mình mới quay lại đặt nông dân sản xuất với quy mô phù hợp đơn hàng đã ký, có như vậy sản xuất lúa đặc sản mới phát triển được”.
Còn theo ông Phan Quốc Hùng, khâu xúc tiến thương mại, giới thiệu, truyền tải thông tin sản phẩm đến với khách hàng của mình chưa làm mạnh bởi sự quan tâm đầu tư chưa nhiều, thành ra thông tin đến với người tiêu dùng chậm, thị trường tiêu thụ nhỏ. “Khi sản xuất một sản phẩm chưa phổ biến, chúng ta phải có bước “chạy đà” trước khi sản xuất đại trà.
Ví dụ, ban đầu chúng ta làm 1ha, 1,5ha hoặc 5ha để chào hàng nghiên cứu thị trường thông qua việc gửi vào các siêu thị bán thử hoặc gửi cho bạn bè dùng… đó là đối với thị trường trong nước. Còn đối với thị trường nước ngoài, phải có hoạt động quảng bá sản phẩm, tiếp thị thông qua các kênh xúc tiến thương mại để xem xét phản ứng thị trường nếu họ chấp nhận đặt hàng mới tiến tới nhân rộng sản xuất”, ông cho biết.
Thực tế, dù kết quả đạt được của mô hình liên kết sản xuất giữa nông dân hợp tác xã nông nghiệp Mỹ Thành Nam (xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, Tiền Giang) với Công ty TNHH ADC trong sản xuất và xây dựng thương hiệu gạo Tứ Quý Phước Lộc Thọ đạt được không tốt lắm nhưng đây là một trong số ít trường hợp có hướng đi đúng.
Lý giải nguyên nhân thị phần tiêu thụ còn hạn chế, ông Phan Quốc Hùng cho biết, ngoài trừ khâu xúc tiến thương mại yếu, gạo sản xuất từ lúa cẩm dù là loại gạo tốt nhưng chỉ phù hợp cho người già, người bị bệnh, người có nhu cầu về ăn kiêng (có nhiều hoạt chất hỗ trợ trị bệnh) nên hạn chế về đối tượng tiêu thụ.
“Chính vì vậy, hiện chúng tôi vẫn đang sản xuất thử nghiệm để nhìn nhận thị trường trước khi có một bước đi mới”- ông cho biết.
Bài, ảnh: TRUNG CHÁNH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin