Người địa phương

06:11, 18/11/2015

Khán giả những thế hệ trước luôn có niềm tự hào truyền thống "bóng đá xứ mình". Bóng đá bây giờ đã khác. Ở địa phương nào "chịu chi" cho bóng đá hay có những đại gia mê bóng đá thì ở đó có bóng đá mạnh.

Khán giả những thế hệ trước luôn có niềm tự hào truyền thống “bóng đá xứ mình”. Bóng đá bây giờ đã khác. Ở địa phương nào “chịu chi” cho bóng đá hay có những đại gia mê bóng đá thì ở đó có bóng đá mạnh.

Ví như hồi mới làm bóng đá, đội bóng phố núi HAGL lên chuyên nghiệp khi trong thành phần có duy nhất một cầu thủ người Gia Lai gốc. Nhưng bầu Đức đã lần hồi mở lò đào tạo tại chỗ nhiều tuyến cầu thủ nên những người từ địa phương khác đến và mang danh “lò” của HAGL.

Ngược lại, TP Hồ Chí Minh là cái nôi của bóng đá một thời có đến 3 đội bóng lẫy lừng: Cảng Sài Gòn, Hải Quan, Công an TP Hồ Chí Minh. Mỗi trận đấu trên sân Thống Nhất đều chật kín khán giả.

Nhưng, trên chục năm nay, hình ảnh ấy thuộc về quá khứ. Vì nhiều nguyên nhân: những chân sút bóng đá thành phố mang tên Bác đá thuê tứ xứ, bóng đá thành phố không còn tên trong bản đồ của bóng đá đỉnh cao.

Những người làm bóng đá TP Hồ Chí Minh nhiều lần “mua” cả nguyên đội bóng chuyên nghiệp ở địa phương khác về thành phố nhưng chỉ một vài mùa cũng xóa sổ. Một trong những nguyên nhân đó là tính địa phương trong đội bóng.

Cầu thủ khát khao cống hiến cho bóng đá quê hương. Khán giả đến sân cũng vì niềm tự hào “bóng đá xứ mình”

Là một trong những lò đào tạo cầu thủ trẻ nổi tiếng cả nước, lò đào tạo SLNA luôn sản sinh ra các cầu thủ chất lượng và hiện cũng đang sở hữu nhiều ngôi sao nội như: Hoàng Thịnh, Ngọc Hải, Phi Sơn,...

SLNA vẫn tiếp tục duy trì được truyền thống sử dụng cây nhà lá vườn của mình. Không có lý do gì mà các CĐV Nghệ An lại không đến sân cổ vũ cho con em của mình.

Bóng đá chuyên nghiệp cần lắm “người địa phương”. 

YÊN KHÁNH

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh