Sau hơn 2 thập niên mở cửa vào sân chơi khu vực, bóng đá Việt Nam hầu như chỉ sử dụng HLV nước ngoài. Cũng có một vài giải đấu do HLV nội cầm quân nhưng tất cả đều có ý nghĩa "chữa cháy"
Sau hơn 2 thập niên mở cửa vào sân chơi khu vực, bóng đá Việt Nam hầu như chỉ sử dụng HLV nước ngoài. Cũng có một vài giải đấu do HLV nội cầm quân nhưng tất cả đều có ý nghĩa “chữa cháy”. Thầy ngoại vẫn là phương cách phát triển của bóng đá Việt Nam. Nhưng nhiều thầy ngoại đến rồi đi theo nhiều cách khác nhau. Bóng đá Việt Nam vẫn luẩn quẩn sân chơi khu vực và duy nhất một lần được chiếc cúp vàng trên sân nhà.
Và thầy ngoại vẫn là xu hướng của các nhà chiến lược bóng đá Việt Nam như lâu nay. Nhưng xem ra chúng ta đã làm khác hơn các nước trong khu vực.
Bóng đá Indonesia sau một thời gian dài loay hoay với các ông thầy ngoại như Peter Withe, Alfred Riedl,… mà vẫn không làm sao với tới được tấm HCV SEA Games cũng như AFF Cup, trong thời gian gần đây cũng đã quyết định quay trở lại với các HLV nội.
Bóng đá Malaysia trong thời gian gần đây bắt đầu gặt hái được những thành công ở đấu trường khu vực. Đầu tiên phải kể đến HLV Rajagobal với 2 chức vô địch Đông Nam Á liên tiếp: tại SEA Games 25 (cùng với ĐT U.23) và tại AFF Cup 2010 (cùng với ĐT quốc gia Malaysia).
Cấp ĐT quốc gia cũng thế. Thái Lan từng rất rối dù mời những HLV danh tiếng thế giới nhưng rồi cuối cùng cũng về với người bản xứ Kiatisak.
So với những cựu HLV ĐT Thái Lan thì nhà cầm quân đương nhiệm ĐT Việt Nam là Toshiya Miura hay Falko Goetz, Dido… kém danh tiếng hơn nhiều. Nói như thế để thấy đã tới lúc chúng ta học theo người Thái ở điểm trao quyền cầm quân cho người bản xứ.
Thế hệ HLV ngang tuổi Kiatisak ở Việt Nam có khá nhiều người tài như Hữu Thắng, Huỳnh Đức… Tại sao không?
YÊN KHÁNH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin