Bóng đá các CLB ở Việt Nam: Đổi tên và cắt tên!

03:06, 26/06/2015

Bóng đá Việt Nam dù đã đi vào chuyên nghiệp từ mùa bóng 2000 dưới sự quản lý, điều hành của VFF. Thế nhưng, liên tục những sự cố về thay đổi tên CLB giữa mùa giải, hay tình trạng "cơm không lành, canh không ngọt" giữa cầu thủ và CLB chủ quản lại thường diễn ra.

[links()]

Bóng đá Việt Nam dù đã đi vào chuyên nghiệp từ mùa bóng 2000 dưới sự quản lý, điều hành của VFF. Thế nhưng, liên tục những sự cố về thay đổi tên CLB giữa mùa giải, hay tình trạng “cơm không lành, canh không ngọt” giữa cầu thủ và CLB chủ quản lại thường diễn ra.

Duy Khanh (trái) đã bị CLB Đồng Tháp dừng tập trung giai đoạn 2 tới, trước khi diễn ra vòng đấu 13 vào ngày 28/6.
Duy Khanh (trái) đã bị CLB Đồng Tháp dừng tập trung giai đoạn 2 tới, trước khi diễn ra vòng đấu 13 vào ngày 28/6.

Mới đây, CLB Thanh Hóa đã chính thức đổi tên thành FLC Thanh Hóa từ giai đoạn 2 của giải. Chủ tịch mới của đội bóng là ông Doãn Văn Phương. Người tiền nhiệm của ông Doãn Văn Phương là Chủ tịch Nguyễn Văn Đệ đã rút lui khỏi đội bóng.

Sự thay đổi này bắt nguồn từ việc UBND tỉnh Thanh Hóa đã chuyển giao đội bóng Thanh Hóa cho tập đoàn chuyên kinh doanh bất động sản FLC quản lý. Đây là doanh nghiệp đang đầu tư lớn nhất vào Thanh Hóa với số vốn lên đến hàng ngàn tỷ đồng ở một loạt dự án du lịch nghỉ dưỡng, bất động sản và khu công nghiệp.

Trước đó, CLB Đồng Tháp “cắt” mất cái chữ Tập đoàn Cao su, còn Hải Phòng gắn với LG,… Nhưng được sự duy trì ấy là từ các CLB dự giải vô địch và hạng nhất quốc gia. Trong khi các đội dự giải hạng nhì, hạng ba quốc gia thì “than dài, thở vắn” vì kinh phí không có. Các đội tham dự giải chủ yếu dựa vào kinh phí của địa phương. Con số vài trăm triệu thì mới bằng tiền thưởng của 1 CLB V-League như: B. Bình Dương, Hà Nội T&T, Hoàng Anh Gia Lai, XSKT Cần Thơ,…

Ngoài việc quản lý các CLB đó, gần đây, bóng đá Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều vấn đề liên quan đến việc ký hợp đồng với cầu thủ như cắt hợp đồng hay không đóng tiền bảo hiểm…

Mới đây nhất là trường hợp tiền vệ Nguyễn Duy Khanh tố CLB Đồng Tháp không đóng BHXH và 2 cầu thủ vừa rời khỏi đội XSKT Cần Thơ là Đức Linh và Ngọc Điểu kiện về việc bị cắt hợp đồng. Vấn đề cốt lõi nằm ở chữ “tiền”, khi hết tiền thì dường như tình cảm cũng sẽ hết theo!

Khi mà giữa hai bên không tìm được tiếng nói chung, không đáp ứng đủ nhu cầu cho nhau thì bắt đầu kiện nhau ra tòa để giải quyết. Một khi đã kéo nhau ra tòa thì tình cảm bấy lâu cũng không còn, cả 2 bên bắt đầu có những cuộc đấu khẩu hay những việc làm đôi khi đúng, đôi khi lại sai trên truyền thông.

Nhưng cũng nhờ đó, các vấn đề liên quan đến hợp đồng mới được tiết lộ, phơi bày ra những “lỗ hổng” của vấn đề “chuyên nghiệp” trong bóng đá Việt Nam. Sự chuyên nghiệp là cách chúng ta giải quyết vấn đề dựa vào những gì mà hai bên đã ký trong hợp đồng. Các CLB trước khi đưa ra một quyết định gì thì cũng dựa vào hợp đồng đã ký và nghiên cứu kỹ về luật.

Nhưng bóng đá lại có những vấn đề không hẳn là câu chữ trong hợp đồng có thể giải thích rõ kiểu giữa công nhân với ông chủ sản xuất. Bởi “sản phẩm” trong bóng đá là thành tích của CLB, mà một khi CLB không đạt mục tiêu đề ra thì cầu thủ cũng khó vịn vào “câu chữ” trong hợp đồng để khiếu nại.

Bóng đá Việt Nam chuyên nghiệp thì ngay từ lúc này, những vấn đề như hợp đồng cần phải được nghiên cứu lại và làm sao tránh những trường hợp như thời gian qua và bảo vệ quyền lợi cho CLB, HLV, cầu thủ để họ phục vụ, thi đấu lâu dài.

Bài, ảnh: DƯƠNG THU

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh