Áo đấu tại J-League: Những câu chuyện mà ít người biết đến

04:11, 04/11/2013

Đằng sau những chiếc áo đấu mà hàng trăm cầu thủ của hơn 40 CLB tại J-League đang khoác lên mình vào mỗi dịp cuối tuần là rất nhiều câu chuyện rất đáng chú ý.

Đằng sau những chiếc áo đấu mà hàng trăm cầu thủ của hơn 40 CLB tại J-League đang khoác lên mình vào mỗi dịp cuối tuần là rất nhiều câu chuyện rất đáng chú ý.

Khi giải đấu được thành lập vào năm 1993, áo đấu của tất cả các CLB đều do hãng Mizuno độc quyền sản xuất. Tuy vậy, họ vẫn có thể tự đặt làm những chiếc áo đấu tại J-League Cup. Phải mãi đến năm 1997 – khi mà hợp đồng với hãng Mizuno hết hạn thì việc độc quyền mới được chấm dứt.

Độc quyền sản xuất áo đấu không phải là vấn đề duy nhất mà các CLB lúc ấy phải lo lắng. Nhiều đội bóng muốn sử dụng màu xanh nước biển cho những chiếc áo đấu sân nhà của họ. Chính vì thế, BTC J-League đã từng phải đề nghị Sanfrecce Hiroshima và Shimizu S-Pulse đổi màu sắc khác.

Xanh nước biển cũng chẳng phải là màu duy nhất được yêu thích của các CLB. Thời đó, tất cả các đội bóng đều chọn màu trắng cho những chiếc áo đấu sân khách của họ - trừ Yokohama Flugels – CLB lấy màu trắng cho áo sân nhà.

Mùa giải 1995 đã trở thành một kỷ niệm khó quên khi Sanfrecce Hiroshima mang nhầm áo sân khách khi hành quân đến Flugels. Các nhân viên của CLB đã phải sửa sai bằng việc mượn áo đấu từ người hâm mộ. Ở trận đấu ấy, Sanfrecce giành chiến thắng 1-0.

Ngay cả các đối thủ "không đội trời chung" cũng có những chiếc áo đấu giống nhau. Chẳng hạn như Shimizu S-Pulse và Jubilo Iwata đều có áo đấu sân khách màu trắng do Puma sản xuất ở mùa giải 2010 và 2011.

Một màu hiếm thấy trong lịch sử áo đấu của J-League là màu đen. Chỉ có một số ít các đội bóng như Oita Trinita và Kyoto Sanga sử dụng màu này nhưng chỉ là những chiếc áo đấu thứ ba của CLB. Trong khi đó, Vissel Kobe mặc áo sọc đen - trắng trong những năm đầu. Sau khi CLB được hãng cung cấp Internet - Rakuten mua lại, áo đấu của họ đã đổi thành sọc đỏ - đen.

Sau sự thay đổi của Vissel, ngày càng có nhiều CLB thay đổi thiết kế áo đấu sau mỗi mùa. Một số đội bóng còn đi những "nước cao tay" khi tung ra những chiếc áo đặc biệt sử dụng một hoặc hai lần trong mỗi mùa giải. Ví dụ điển hình là bộ trang phục đa sắc màu lấy cảm hứng từ lễ hội của Shonan Bellmare trong mùa hè vừa qua hay chiếc áo đấu được cách điệu từ hình ảnh quả dưa hấu của Sagan Tosu hồi tháng Tám năm 2013.

Sự trung thành của các CĐV là cảm hứng đế các CLB tại J-League sáng tạo nên những bộ áo đấu mới sau mỗi mùa giải. Như một kết quả tất yếu, người ta có thể thấy những mảng màu sặc sỡ mà những người hâm mộ tạo ra trên các SVĐ vào mỗi dịp cuối tuần.

Theo Goal.com

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh