Từng là quản lý thiết kế cho một tập đoàn xây dựng có tiếng ở Hà Nội, chị Nguyễn Hảo bất ngờ rẽ hướng, xin nghỉ việc để về quê làm mộc.
Từng là quản lý thiết kế cho một tập đoàn xây dựng có tiếng ở Hà Nội, chị Nguyễn Hảo bất ngờ rẽ hướng, xin nghỉ việc để về quê làm mộc.
Chị Hảo đang khởi nghiệp với nghề làm đồ chơi bằng gỗ cho trẻ em |
Viết tiếp những giấc mơ
Chị Nguyễn Hảo (Đan Phượng, Hà Nội) từng là quản lý thiết kế cho tập đoàn xây dựng có tiếng ở Hà Nội, một công việc mà nhiều người ước mơ. Nhưng với chị, 5 năm đi làm là chuỗi ngày dài stress, áp lực và không cảm thấy niềm vui. Càng lúc như thế, chị hay nhớ về những ngày xưa cũ, cùng phụ bố làm mộc, đóng đồ. Nhưng quyết định ra đi hay ở lại với chị Hảo luôn là bài toàn khó. Bởi đằng sau lưng chị không chỉ có sự nghiệp mà còn là gánh nặng áo cơm và tương lai của con trẻ.
"Ngày trước, khi chưa có con, tôi tự do hơn, thích gì là làm đó, không đắn đo nhiều nhưng giờ thì phải có trách nhiệm. Bởi tôi cũng sợ công việc mới bấp bênh, cuộc sống gia đình xáo trộn, sợ không đủ lo cho con, sợ ảnh hưởng đến tương lai, nói chung là sợ đủ thứ. Nhưng cuối cùng, tôi vẫn quyết định nghỉ, một phần là cho mình, còn phần hơn là nghĩ cho bố vì quỹ thời gian của ông không còn nhiều" - chị nói.
Chị Hảo tâm sự, trước đây, gia đình chị rất nghèo đã thế lại đông con, đồ ăn chẳng có nữa là đồ chơi. Nhưng trẻ con trong xóm ai nấy cũng đều ghen tỵ với chị, bởi nhà chị luôn có những món đồ đặc biệt như xe cút kít, con quay, ô tô bằng gỗ do bố tự làm. Chính bởi thế, ngay từ nhỏ, chị Hảo đã có niềm yêu thích đặc biệt với gỗ, với nghề mộc.
"Bố tôi vốn là người thợ mộc giỏi trong làng, đồ đạc, giường tủ của mọi người đều do bố tôi đóng. Nhưng cách đây 12 năm, qua một cơn tai biến, bố tôi phải bỏ lại tất cả để dưỡng bệnh, đồng nghĩa với việc nghề mộc cũng chẳng còn" - chị kể.
Là một người tinh ý, chị Hảo hiểu rằng, trong thâm tâm của bố vẫn luôn mong ngóng một ngày được nghe tiếng bào, tiếng cưa gỗ trở lại. Thế nên, trong suốt những năm tháng trưởng thành, giấc mơ hoàn thành tâm nguyện của bố mãi theo chị.
Và thời gian nghỉ dịch Covid-19 chính là bước ngoặt khiến chị mạnh dạn thay đổi. Chị chọn cách nghỉ việc, về quê khởi nghiệp bằng nghề mộc gia truyền.
"Đây không phải là quyết định tự phát mà nó đã nhen nhóm trong tôi từ lâu. Bởi hồi còn là sinh viên, tôi luôn mong ước sẽ chế tạo ra nhiều đồ chơi gỗ cho em thành phố, thứ nguyên liệu thân thiện và bền vững với môi trường".
Lý giải về ý tưởng làm đồ chơi bằng gỗ, chị Hảo cho hay, ngày trước, chị hay đi thiện nguyện, chị nhận thấy, trong ánh mắt trẻ con vùng cao, đồ chơi của chúng rất đơn giản. Đôi khi chỉ với 1 miếng gỗ nhỏ cũng khiến bọn trẻ vui cả ngày. Và đó luôn là động lực thôi thúc chị tạo ra những sản phẩm mang nguồn cảm hứng hạnh phúc về cho trẻ em thành thị.
Khởi nghiệp từ góc chuồng gà
Chị Hảo cho biết, những ngày đầu làm mộc với chị thực sự gian nan vì chị chẳng biết bắt đầu từ đâu và làm như thế nào. Ngày xưa bố chị làm mộc thì toàn dùng dụng cụ thô sơ nên ông cũng chẳng rành về máy móc để mà tư vấn. Thế nên, hàng ngày, chị đều lên mạng tự học, tham gia vào các hội nhóm làm mộc, trao đổi kiến thức với người đi trước.
"Nhiều lúc nghĩ lại vẫn buồn cười, bởi tôi mua cái gì cũng lên mạng hỏi, làm gì cũng hỏi, hỏi những thứ mà dường như ai cũng biết. Nhưng được cái, mọi người ai cũng nhiệt tình chỉ bảo. Thế rồi, tôi bắt đầu đi sắm máy, nhặt gỗ về làm, làm sai thì làm lại, cứ thế cho đến khi nào quen tay" - chị nhớ lại.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất mà chị gặp phải trong những ngày đầu làm mộc là thể lực kém. Nhiều khi khúc gỗ to, chị không thể bê nổi hay máy móc nặng cũng khiến chị chật vật cả tiếng đồng hồ.
"Nhưng nhìn chung, tôi thấy 2 công việc trước kia và hiện tại tương hỗ cho nhau rất nhiều. Nghề kiến trúc hay làm mộc đều là sự kết hợp khéo léo giữa khoa học, nghệ thuật và kỹ thuật. Ví dụ như thay vì vẽ nhà cửa, cảnh quan thì mình vẽ sản phẩm, tìm ý, phối màu cho đồ chơi" - chị Hảo chia sẻ.
Theo chị đánh giá, cái khó khi làm đồ chơi bằng gỗ là luôn phải sáng tạo, bởi nó không có khuôn mẫu hay chuẩn mực nhất định. Thế nên, từ khâu lên ý tưởng, lựa gỗ, đóng đồ đều do một tay chị đảm nhiệm. Thi thoảng, chị nhờ bố phụ giúp vài việc để ông cảm thấy vui.
"Từ ngày bố tôi được trở lại làm mộc, ông vui lắm, ông còn tự tay lát gạch làm nền ở xưởng cho tôi. Nói là xưởng nhưng thực chất là phần đất trống ở phía cạnh chuồng gà" - chị thật thà nói.
Để tiết kiệm chi phí, chị còn tận dụng các mảnh gỗ thừa để tái chế sản phẩm. "Làng tôi phải có tới 4 - 5 nhà làm mộc nên lượng gỗ thừa, gỗ thải là tương đối lớn. Trong khi đó, đồ chơi tôi sản xuất có thể sử dụng đa dạng các loại vật liệu nên tôi tận dụng luôn".
Nhờ giảm được chi phí đầu vào, mà mỗi ngày chị Hảo thu về 500.000 - 600.000 nghìn đồng tiền bán đồ chơi từ gỗ. Các sản phẩm chủ yếu sẽ được tiếp cận theo hình thức bán hàng qua mạng và kênh thương mại điện tử. Theo tiết lộ, sắp tới, chị dự định sẽ mở rộng mô hình sản xuất để bố chị có thể tham gia nhiều hơn vào công việc.
Theo oàng Dung/Dân trí
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin