Người bệnh COVID-19 sau khi khỏi bệnh, có một số bệnh nhân vẫn bị triệu chứng khó chịu gọi là triệu chứng hậu COVID-19. Phải làm sao để chữa lành?
Người bệnh COVID-19 sau khi khỏi bệnh, có một số bệnh nhân vẫn bị triệu chứng khó chịu gọi là triệu chứng hậu COVID-19. Phải làm sao để chữa lành?
Nhân viên y tế hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân để họ nhanh chóng phục hồi sức khỏe hậu COVID-19 |
Những triệu chứng hậu COVID-19 gồm có: suy nhược cơ thể tổng quát, rối loạn tiêu hóa (không muốn ăn, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy…), rối loạn tâm thần (lo âu, mất ngủ, hay cáu kỉnh…), mệt mỏi không rõ lý do, ho, nặng ngực, khó thở, chóng mặt, đau nhức - tê một vùng hay toàn thân, rối loạn khứu giác - vị giác…
4 bí quyết vàng
Thường những người mắc chứng hậu COVID-19, trước khi mắc bệnh có sức khỏe kém, miễn dịch yếu, Đông y gọi là chính khí suy và chính khí suy này làm cho suy giảm năng lực tự chữa lành.
Do đó, xử lý hội chứng hậu COVID-19 (nếu có) thì vẫn là tăng sức đề kháng cơ thể nói chung (sức khỏe tổng quát) ngay khi xuất hiện hội chứng hậu COVID-19 và xử lý các hội chứng khó chịu bằng liệu pháp 4T của Đông y.
T1 (Tinh thần - tâm lý liệu pháp)
Tổ chức lại cuộc sống bình an (nếu bất an). Trạng thái bất an là do stress trước khi bị Covid vẫn còn tồn tại sau khi khỏi bệnh. Cần giảm stress và tư duy tích cực.
Giảm stress là một quá trình khó khăn, quyết tâm, lâu dài (giảm tham sân si, sống vị tha, tư duy tích cực). Trước mắt bệnh nhân có thể trở lại công việc như trước khi bệnh nhưng cần cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc, không để căng thẳng quá mức trong lúc làm việc, nghỉ ngơi giữa giờ 5 - 10 phút (tập thư giãn chủ động), nhất là khi có cơn stress (nếu có thể).
Nghỉ trưa là điều hết sức cần thiết từ 30 - 60 phút, không cần ngủ, không thức khuya. Nên đi ngủ trước 23h.
T2 (Thực phẩm liệu pháp)
Bộ máy tiêu hóa dễ bị ảnh hưởng nhất trong quá trình hồi phục như chán ăn, ăn không tiêu, chướng bụng, tiêu chảy. Do đó, cần bồi dưỡng nhưng không được làm bộ máy tiêu hóa mệt hơn. Nguyên tắc chọn thực phẩm là phải: lành (thực phẩm sạch - an toàn, tốt nhất là hữu cơ), bổ, cân bằng axit, kiềm.
Đầu tiên là cần ăn uống dễ tiêu, số lượng trung bình (không nhiều, không quá no).
Ví dụ ăn cháo cho dễ tiêu hay ăn cơm, ăn thêm chút cá (không ăn thịt, mỡ vì khó tiêu) hay các loại đậu. Tuyệt đối cấm nước đá lạnh, kem. Cần nhai kỹ và tập trung vào bữa ăn (không nên vừa ăn vừa xem TV, điện thoại, cãi cọ, tranh luận...).
Về nước uống, không uống nước lạnh. Nếu có tiêu chảy thì uống nước gừng là tốt nhất. Một thực phẩm nên dùng thường xuyên là tỏi, bởi tỏi có tính chất kháng virus rất mạnh, có nhiều hoạt chất có lợi cho cơ thể.
Bài tập vận động chân cùng với bóng để người bệnh nhanh chóng lấy lại cảm giác và sức lực cho đôi chân - Ảnh: DUYÊN PHAN |
T3 (Tập dưỡng sinh)
Rất cần thiết, có hiệu quả ngay và bền vững.
Người lớn tuổi hoặc suy yếu nên chọn lựa những môn phù hợp với sức khỏe như yoga, thái cực quyền, đơn giản nhất là đi bộ 30 phút, cần đi bộ chất lượng (nghĩa là chú tâm vào bước đi và không suy nghĩ linh tinh, suy nghĩ về công việc, muốn vậy, vừa đi vừa theo dõi đếm bước chân từ 1 - 10, xong đếm ngược lại). Nên thường xuyên ca hát cũng là một cách tăng sức khỏe, tập thư giãn.
Ngoài ra, một môn tập hết sức cần thiết cho mọi người, nhất là bệnh nhân hậu Covid là bài tập thở bụng.
Thở bụng để cấp cứu thân - tâm (rối loạn cảm xúc), áp dụng khi:
Hóa giải cảm xúc đột ngột (cơn giận, cơn sợ, cơn buồn, lo lắng thái quá muốn "điên"); cảm thấy thiếu hơi, khó thở; cơn mệt mỏi; cơn chóng mặt; cơn hồi hộp nặng ngực, đau tức ngực nhẹ; thiền định; các chứng đau nhức: có thể tạm thời giảm (sau đó phải tìm nguyên nhân đau nhức mà điều trị dứt điểm); tăng chất lượng hô hấp khi tập thể dục (yoga, dịch cân kinh…); dễ vào giấc ngủ (khi khó ngủ)…
Thở bụng chất lượng rất hiệu quả cho hội chứng hậu Covid.
T4 (Trị liệu)
Trong hội chứng hậu Covid đa số là các triệu chứng nhẹ, sẽ qua đi, không cần nhiều thuốc, thậm chí không cần uống thuốc. Xử lý bước đầu như sau :
* Nếu ho: ngậm chanh muối, húng chanh, viên ngậm thảo dược (mua ở hiệu thuốc Tây).
* Đau nhức tại chỗ, tê dại: tự xoa bóp, xoa bóp chân hay toàn thân với dầu nóng, cù là.
* Cơn chóng mặt, cơn mệt mỏi, cơn rối loạn tâm thần: đều có thể xử lý nhanh chóng bằng thở bụng.
* Mất ngủ: thở bụng là một phương pháp trị mất ngủ tốt nhất, dễ làm nhất, hiệu quả nhất. Ngâm bàn chân trong nước nóng (nếu chân lạnh) dễ vô giấc ngủ.
* Xông hơi nếu ớn lạnh sốt nhẹ, rêm nhức toàn thân.
* Rối loạn khứu giác, vị giác kéo dài: ngậm nước chanh pha chút muối (nướng sơ quả chanh), xông mũi bằng tỏi, hoặc châm cứu.
* Chán ăn và mất ngủ, mệt mỏi kéo dài: khám và uống thuốc (châm cứu, thuốc Đông y nếu uống nên mua tại viện y học dân tộc hay bệnh viện y học cổ truyền...
Hội chứng hậu Covid nói chung không nặng, có thể bước đầu giải quyết nhanh, gọn, hiệu quả bằng tự chăm sóc theo Đông y (liệu pháp 4T). Tất nhiên nếu Đông y không thể giải quyết được thì có thể kết hợp tân dược hay vô bệnh viện. Ngoài ra, liệu pháp 4T trên còn có thể áp dụng cho những người chưa bị Covid vì có thể góp phần phòng ngừa bệnh do duy trì năng lực tự chữa lành, hệ miễn dịch tốt (đã tiêm ngừa vắc xin + 5K).
Kỹ thuật thở bụng
* Ngưng ngay các việc đang làm, kể cả suy nghĩ.
* Hít vô thật sâu và cố phình bụng ra. Nếu tập lần đầu bụng chưa phồng ra, thậm chí còn hóp vô! Nhắm mắt lại, thở bình thường vài lần, thử lại, kiên trì, khi hít vô tưởng tượng khí vô ngực và bụng phình ra.
Thở ra bụng xẹp. Tiếp tục 20 - 30 lần, các rối loạn thường giảm rõ rệt.
* Nếu đã cố thở sâu mà bụng vẫn chưa phồng to, thì khi thở ra, dùng 1 hay 2 bàn tay ép vùng rốn cho xẹp tối đa, xong hít vào, bụng sẽ phồng ra. Tiếp tục cho đến khi bụng đã quen phồng xẹp thì không cần dùng tay ép bụng nữa.
Nếu vẫn chưa được thì “thổi cháo”, tưởng tượng đang thổi 1 tô cháo nóng, là lòng bàn tay trái để cách miệng 1 tấc, lòng bàn tay phải áp lên rốn. Thổi lần1→Hítnhẹ1hơivàthổi ra bằng miệng “tô cháo” trước mặt, đồng thời bàn tay phải ép cho bụng xẹp từ từ. Thổi từ từ cho đến khi hết hơi và cảm thấy bàn tay phải đã ép bụng xẹp hơn trước khi thổi. Bây giờ, từ từ hít hơi vô bằng mũi, đồng thời bàn tay phải thả ra cho bụng phồng lên, tiếp tục hít vô chậm thật nhiều hơi, bàn tay phải nương theo bụng phồng ra tối đa.
Thổi lần 2, lần 3... Thường sau khi thổi 5 - 10 lần bụng đã quen, lúc này để 2 bàn tay lên đùi, mắt quan sát bụng, hít vô bằng mũi bụng phình ra, thở ra bằng miệng bụng xẹp vào, cứ thế vài lần đã quen, đến lúc này thì hít vô thở ra hoàn toàn bằng mũi.
* Thời gian tập thở bụng: mỗi ngày 4 lần; sáng sau thức dậy, trưa trước ăn, chiều trước ăn, tối trước khi ngủ. Mỗi lần 20 nhịp (hít vô - thở ra) chia làm 2 đợt, đợt 1 là 10 nhịp, tạm nghỉ - thở thường 10 nhịp, tiếp tục 10 nhịp thở bụng nữa. Lưu ý suốt thời gian tập luyện (10 nhịp bụng, 10 nhịp thường, 10 nhịp bụng) không suy nghĩ gì cả, hoàn toàn tập trung vô thở. Tập thở bụng chỉ có lợi vì đằng nào cũng phải thở, thở bụng có lợi hơn, còn là một cách thiền. Quen thở bụng chất lượng để khi có việc cần đem ra dùng ngay.
Cụ thể như để cấp cứu thân - tâm: Ngưng ngay mọi công việc, thở bụng ngay. Thường thở trên 10 nhịp là có kết quả. Sau khi có kết quả (dễ chịu, khỏe, qua cơn giận...) có thể tiếp tục công việc hay đi khám bệnh, uống thuốc, tiếp tục tranh luận...
Theo ThS QUAN VÂN HÙNG/Báo điện tử Tuổi trẻ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin