Theo Dự thảo Đạo luật trí tuệ nhân tạo (AI) của Ủy ban châu Âu (EC), các công ty vận dụng những công cụ AI tạo sinh sẽ phải cung cấp mọi nội dung có bản quyền trong quá trình phát triển hệ thống của mình.
AI tạo sinh đang nhận được sự quan tâm của đông đảo người dùng trên toàn cầu. |
Theo Dự thảo Đạo luật trí tuệ nhân tạo (AI) của Ủy ban châu Âu (EC), các công ty vận dụng những công cụ AI tạo sinh sẽ phải cung cấp mọi nội dung có bản quyền trong quá trình phát triển hệ thống của mình.
Dự thảo cũng hướng đến những lĩnh vực gây quan ngại như giám sát sinh trắc học, thông tin sai lệch và ngôn ngữ phân biệt đối xử.
Gần 2 năm trước, EC đã bắt tay vào việc xây dựng dự luật với mục tiêu kiểm soát những nguy cơ tiềm tàng đến từ AI.
Hiện đang ở giai đoạn cuối cùng trước khi ban hành bộ luật toàn diện đầu tiên trên thế giới nhằm quản lý việc sử dụng AI tạo sinh, bao gồm chatbot ChatGPT.
Theo Dự thảo Đạo luật AI, các công ty vận dụng những công cụ AI sẽ phải cung cấp mọi nội dung có bản quyền trong quá trình phát triển hệ thống của mình.
Theo đó, các công cụ AI sẽ được phân loại theo mức độ rủi ro mà chúng tạo ra: từ tối thiểu đến cần phải hạn chế rồi đến nguy cơ cao và cuối cùng là không thể chấp nhận được. Các lĩnh vực được nhắm đến bao gồm giám sát sinh trắc học, truyền bá thông tin sai lệch hoặc ngôn ngữ phân biệt đối xử.
Ban đầu, một số thành viên EC đề xuất cấm hoàn toàn việc sử dụng nội dung có bản quyền trong quá trình huấn luyện những mô hình AI tạo sinh, tuy nhiên, đề xuất này được loại bỏ.
Theo đó, những công cụ có mức độ nguy cơ cao không bị cấm sử dụng, nhưng việc triển khai chúng sẽ phải tuân thủ những yêu cầu nghiêm ngặt về vấn đề minh bạch.
Nghị sĩ Svenja Hahn của Nghị viện châu Âu, nhận định dự luật đang được cân nhắc sẽ cho phép Liên minh châu Âu bảo vệ quyền lợi của người dân, mang đến mức độ quản lý thích hợp đối với công nghệ AI, trong khi vẫn tạo điều kiện cho sự sáng tạo và thúc đẩy nền kinh tế.
Dự kiến, dự thảo luật này sẽ ban hành thành luật trước khi chấm dứt nhiệm kỳ của Nghị viện châu Âu vào năm 2024.
Tại Trung Quốc, Cơ quan Quản lý mạng Trung Quốc (CAC) cũng đã công bố dự thảo các quy định áp dụng cho việc phát triển những sản phẩm như ChatGPT.
Dự thảo đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc tìm cách quản lý sự phát triển của AI tạo sinh, trong bối cảnh các đại gia công nghệ trong nước bắt đầu triển khai những sản phẩm tương tự ChatGPT.
Theo đó, dự thảo của CAC đã thiết lập các quy tắc cơ bản mà các dịch vụ cung cấp AI tạo sinh phải tuân thủ, bao gồm dạng nội dung những dịch vụ này được phép tạo ra. Nội dung cần thể hiện các giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội và tôn trọng quyền lực nhà nước.
Các công ty phải đảm bảo dữ liệu dùng để huấn luyện những mô hình AI này sẽ không phân biệt đối xử về vấn đề chủng tộc, giới tính, và không tạo ra tin vịt. Một khi hoàn thiện, CAC sẽ công bố phiên bản cuối cùng và dự kiến áp dụng trong năm nay.
Tại Mỹ, chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng bắt đầu thu thập ý kiến người dân về những biện pháp cần thực thi để đảm bảo sự an toàn khi sử dụng các hệ thống AI.
Trước đó, ông Biden cũng nói với các cố vấn khoa học và công nghệ rằng AI có thể giúp nêu lên những vấn đề về bệnh tật và biến đổi khí hậu, nhưng đồng thời cũng cần xử lý các nguy cơ tiềm ẩn đối với xã hội, an ninh quốc gia và kinh tế.
Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ AI, những bước đi khẩn trương của EC trong việc xem xét dự luật quản lý AI có thể tạo động lực và tiền đề để nhiều nước và nhiều cộng đồng quốc gia tham khảo.
Bước đi này của EC được giới chuyên gia đánh giá là khéo léo, thay vì cấm đoán AI- một công nghệ được xem là xu hướng phát triển tất yếu mới thì việc ban hành luật để hướng các nhà phát triển AI tạo sinh phải thiết kế cho các công cụ này những biện pháp bảo vệ thích hợp để nó không tạo ra nội dung vi phạm luật của quốc gia sở tại.
BÙI THANH (theo thanhnien.vn)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin