Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đang có chuyến thăm một loạt quốc gia trong nhóm 7 nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (gọi tắt là G7) với hành trình đầu tiên là 3 nước châu Âu gồm Pháp, Italy, Anh, sau đó sẽ tới Canada và Mỹ.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida (phải) và Tổng thống Mỹ Biden. Ảnh: NHK. |
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đang có chuyến thăm một loạt quốc gia trong nhóm 7 nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (gọi tắt là G7) với hành trình đầu tiên là 3 nước châu Âu gồm Pháp, Italy, Anh, sau đó sẽ tới Canada và Mỹ.
Đây là chuyến đi mở màn của nhà lãnh đạo Nhật Bản trên cương vị là chủ tịch G7 vào năm nay.
Thông qua chuyến đi lần này, Nhật Bản muốn chia sẻ nhận thức chung về tình hình thế giới hiện tại như môi trường an ninh đang trở nên phức tạp và nền kinh tế đang phải đối mặt nguy cơ suy thoái với các đồng minh phương Tây.
Chuyến đi này cũng làm rõ hơn chính sách đối ngoại của Nhật Bản cũng như những ưu tiên của nước này khi đảm nhiệm vai trò chủ tịch G7 trong năm nay.
Chủ tịch G7
Có thể thấy rằng, năm 2023 là một năm rất quan trọng đối với Nhật Bản khi giữ vai trò là chủ tịch của nhóm G7 và bắt đầu nhiệm kỳ cuả uỷ viên không thường trực Hội đồng bảo an liên hợp quốc.
Chuyến công du lần này, ngoài mục tiêu thúc đẩy các hoạt động hợp tác song phương, Thủ tướng Kishida còn đang chuẩn bị rất kỹ cho nhiệm kỳ chủ tịch G7 khi sẽ có các cuộc bàn thảo, thống nhất với các nhà lãnh đạo về nội dung sẽ có trong Hội nghị thượng đỉnh của nhóm sắp tới.
Kể từ khi thành lập, “Chủ tịch nhóm G7” là cương vị quốc tế mang tính tầm cỡ đầu tiên mà chính phủ ông Kishida Fumio được đảm nhận. Do đó, ưu tiên hàng đầu của NB trong nhiệm kỳ sẽ là tổ chức thành công sự kiện trên, với các mục tiêu đề ra cũng như để lại dấu ấn mạnh mẽ của cá nhân ông Kishida.
Những năm gần đây, Nhật Bản luôn thể hiện là thành viên tích cực, đi đầu trong việc thực hiện chủ trương cũng như hành động của nhóm G7 và điều này sẽ được thể hiện rõ hơn khi Nhật Bản giữ vai trò là Chủ tịch nhóm G7 trong năm nay.
Nhật Bản tập trung vào việc tiếp tục kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án các nỗ lực đơn phương làm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì pháp quyền và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, đồng thời hợp tác để hiện thực hoá một “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.
Cụ thể như các biện pháp liên quan đến giải quyết xung đột Nga-Ukraine như việc thống nhất tăng cường các lệnh trừng phạt Nga,; các hoạt động động hỗ trợ, cứu trợ nhân đạo cho Ucraina, hay các biện pháp ứng phó với khủng hoảng năng lượng và giá cả tăng cao nói riêng và nguy cơ lạm phát.
Ngoài ra, các biệp pháp ứng phó với vấn đề liên quan đến chương trình tên lửa hạt nhân của Triều Tiên hay các hành động ngày càng quyết đoán của Trung Quốc cũng sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của Nhật Bản.
Các khía cạnh hợp tác quân sự của Nhật Bản với đồng minh phương Tây
Tháng 12 vừa qua thì Nhật Bản đã thông qua 3 văn kiên an ninh quốc phòng quan trọng trong đó lần đầu tiên nêu rõ việc sở hữu “khả năng phản công” để đối phó với cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo, đánh dấu một bước chuyển lớn trong chính sách an ninh của nước này, chứ không chỉ là “tự vệ” như chính sách mà nước này theo đuổi sau Thế chiến thứ 2.
Ngoài ra, Nhật Bản sẽ tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng vào năm 2027 lên mức 2% GDP và theo đó sẽ trở thành nước chi tiêu quốc phòng lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc.
Và để đạt được mức chi tiêu quốc phòng kỷ lục Nhật Bản phải tăng cường mua sắm trang thiết bị, thúc đẩy chương trình hợp tác, trao đổi, nghiên cứu công nghệ tiên tiên với các đối tác khác, đặc biệt là Mỹ và đồng minh phương Tây.
Một trong những chương trình nghị sự hàng đầu trong các chuyến thăm của ông Kishida lần này là thúc đẩy chương trình Nhật Bản cùng phát triển và sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo với Anh và Italia nhằm đưa chiến đấu cơ mới đi vào hoạt động năm 2035.
Trước đó, 3 nước từng công bố thỏa thuận hợp tác phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới, thông qua việc để các nghiên cứu hiện tại của các quốc gia kết hợp trở thành công nghệ chiến đấu trên không tiên tiến như khả năng tàng hình hay cảm biến công nghệ cao.
Ngoài ra, trong chuyến thăm lần này Nhật Bản và Anh dự kiến sẽ ký kết Thỏa thuận tiếp cận đối ứng (RAA) nhằm loại bỏ những trở ngại đối với việc tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung ở cả hai nước. Như vậy sau Australia, Anh sẽ là nước thứ 2 ký kết Thỏa thuận tiếp cận đối ứng với Nhật Bản.
Ngoài ra, trong cuộc hội đàm với Tổng thống Pháp, ông Kishida dự kiến sẽ chia sẻ mối quan ngại về các hoạt động đơn phương làm thay đổi hiện trạng cũng như xác nhận đẩy mạnh các cuộc tập trận quân sự chung giữa hai bên.
Liên minh Mỹ - Nhật
Ttrong bối cảnh môi trường an ninh xung quanh đang trở nên phức tạp và phải đối mặt với các mối đe doạ đến từ các nước láng giềng như Trung Quốc, Nga, Triều Tiên thì Nhật Bản xác định việc củng cố quan hệ đồng minh với Mỹ là trụ cột số 1 và quan trọng nhất do đó, các cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Mỹ luôn được phía Nhật Bản đặc biệt quan tâm và đặt kỳ vọng rất lớn.
Dự kiến, trong cuộc gặp lần này, ông Kishida sẽ chia sẻ với chính quyền Mỹ về các điểm mới của chiến lược an ninh quốc gia được cho là một bước ngoặt lớn trong chính sách quốc phòng của Nhật Bản.
Để đạt được mục tiêu trang bị cho mình “khả năng phản công” cũng như việc tăng đáng kể ngân sách quốc phòng, Nhật Bản kỳ vọng và đang chủ động để có được sự hợp tác sâu sắc hơn từ phía Mỹ.
Cụ thể, chính phủ NB đã dành 211,3 tỷ yên (1,58 tỷ USD) để mua tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk do Mỹ sản xuất trong dự thảo ngân sách cho tài khóa 2023.
Ngoài ra, Nhật Bản được cho là đang chuẩn bị thành lập mới một bộ chỉ huy chung để giám sát 3 đơn vị của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) và phối hợp tốt hơn với quân đội Mỹ trong những trường hợp khẩn cấp.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng kỳ vọng vào sự hợp tác trong lĩnh vực chuỗi cung ứng và an ninh kinh tế với Mỹ. Tuần trước, Bộ trưởng Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản và Bộ trưởng Thương mại Mỹ cũng đã thảo luận tại Washington về tầm quan trọng của việc hợp tác cùng nhau để thúc đẩy và bảo vệ các công nghệ quan trọng và mới nổi, bao gồm cả chất bán dẫn và kiểm soát xuất khẩu để giải quyết các vấn đề về cạnh tranh và an ninh./.
Theo Hoàng Nguyễn/VOV-Tokyo
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin