Diễn ra từ ngày 3 đến 14/11, chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines được kỳ vọng sẽ gửi đến những thông điệp mới mang tính tích cực trong quan hệ giữa Mỹ và các nước châu Á.
Diễn ra từ ngày 3 đến 14/11, chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines được kỳ vọng sẽ gửi đến những thông điệp mới mang tính tích cực trong quan hệ giữa Mỹ và các nước châu Á.
Tổng thống Mỹ Donald Trump |
Trấn an đồng minh
Chuyến công du diễn ra trong bối cảnh kể từ khi bước vào Nhà Trắng cho đến nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa đưa ra tuyên bố cụ thể nào nói về chính sách ngoại giao của Mỹ đối với các nước châu Á.
Chuyến công du châu Á của ông Donald Trump sẽ tái khẳng định cam kết của Mỹ với các đồng minh và đối tác, cũng như sự ủng hộ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Chuyến công du sẽ bắt đầu ở Nhật Bản. Tại đây, Tổng thống Donald Trump dự kiến có cuộc gặp song phương với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
Sau đó, Tổng thống Donald Trump tiếp tục đến Hàn Quốc vào 7-11. Từ ngày 8 đến 10-11, Tổng thống Donald Trump thăm Trung Quốc, có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tham gia một chuỗi các sự kiện thương mại, kinh tế song phương giữa hai nước.
Việc chọn Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du cho thấy nhiệm vụ quan trọng trong chuyến đi của Tổng thống Donald Trump là trấn an đồng minh và cam kết hỗ trợ đối phó với chương trình tên lửa hạt nhân của Triều Tiên.
Theo giới phân tích, những từ ngữ mà ông Donald Trump chọn sử dụng trong chuyến công du này sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn của châu Á về Mỹ trong vai trò là người đảm bảo an ninh. Mỹ từ lâu được coi là một bên giúp cân bằng khu vực.
Ông Michael Auslin, chuyên gia về Đông Á tại Viện Hoover, cho rằng, nỗi quan ngại của khu vực trong ngày ông Donald Trump nhậm chức tổng thống là Mỹ sẽ ngừng can dự vào châu Á.
Chính vì vậy, chuyến công du sắp tới mang lại cơ hội quan trọng cho Tổng thống Donald Trump làm rõ các thông điệp, giải thích chương trình nghị sự về châu Á của chính quyền Mỹ và đảm bảo sẽ luôn sát cánh cùng các đồng minh lâu đời trong khu vực, đặc biệt trong việc đối phó với một Trung Quốc ngày càng quyết đoán.
Thúc đẩy ngoại giao thương mại
Trong chuyến công du của mình, sau khi dự Hội nghị cấp cao APEC 2017 tại TP Đà Nẵng, Tổng thống Donald Trump sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Theo giới quan sát, điều này nhằm tái khẳng định tầm quan trọng của quan hệ Đối tác toàn diện Việt - Mỹ.
Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đã có các cuộc tiếp xúc với ông Donald Trump kể từ tháng 5-2017.
Mới nhất, vào ngày 23-10, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã có cuộc tiếp xúc với ông Donald Trump, trước khi “ông chủ” Nhà Trắng gặp toàn bộ lãnh đạo 10 nước ASEAN, tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017.
Tham dự APEC 2017 cũng là cơ hội để Chính phủ Mỹ khẳng định rằng Mỹ vẫn ưu tiên hợp tác kinh tế thương mại với châu Á - Thái Bình Dương sau khi rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Theo thông tin từ Nhà Trắng, sau chuyến công du châu Á, Tổng thống Donald Trump sẽ trở về Mỹ ngày 14-11, thời điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) tại Philippines.
Một phái đoàn khác của Mỹ sẽ dự hội nghị này cùng với hơn 12 quốc gia châu Á, Australia, New Zealand và Nga. Nhận định về chuyến công du của Tổng thống Donald Trump, giới quan sát cho rằng, chủ nghĩa “ưu tiên nước Mỹ” đã phủ bóng đen lên chính sách ngoại giao của ông Donald Trump.
Đứng trước tình hình và các chương trình nghị sự phức tạp trong khu vực, ông Donald Trump sẽ buộc phải thận trọng về chuyến đi châu Á sắp tới nhằm mở đường cho việc thúc đẩy ngoại giao thương mại.
Theo SGGPO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin