Ngày 22/8, tại khách sạn Shangri-La ở thủ đô Jakarta, Indonesia đã diễn ra hội thảo quốc tế với chủ đề "Vấn đề an ninh hàng hải khu vực châu Á: Thách thức và cơ hội cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững."
Ngày 22/8, tại khách sạn Shangri-La ở thủ đô Jakarta, Indonesia đã diễn ra hội thảo quốc tế với chủ đề "Vấn đề an ninh hàng hải khu vực châu Á: Thách thức và cơ hội cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững."
Các học giả tại hội thảo. (Ảnh: Trần Chiến/Vietnam+) |
Cuộc hội thảo gồm ba phiên thảo luận với sự tham gia của các học giả đến từ trong và ngoài khu vực đã tập trung phân tích các thách thức về an ninh hàng hải hiện nay, đặc biệt là ở khu vực Biển Đông khi Trung Quốc ngày càng có các hành động ngang ngược, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực.
Theo các học giả, các quốc gia cần tuân thủ theo Công ước Liên hợp quốc 1982 về Luật Biển (UNCLOS) để giải quyết các thách thức an ninh trên biển hiện nay, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.
Nhiều ý kiến tại hội thảo nhất trí rằng ASEAN được coi là một bên quan trọng trong vấn đề Biển Đông, vì vậy, các thành viên ASEAN cần tích cực hợp tác, phát huy hiệu quả của các khuôn khổ như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng (ADMM)...
Bên cạnh đó, hội thảo cũng đề cập tới các vấn đề hợp tác khác của ASEAN như hợp tác nghề cá, phòng chống thiên tai, hợp tác về hàng hải, hải quan...
Các nước ASEAN cần tiếp tục tích cực tham gia giải quyết xung đột ở Biển Đông thông qua đàm phán hòa bình, qua đó khẳng định vai trò trung tâm và vị thế là khu vực lớn, ngày càng quan trọng trên thế giới.
Cuộc hội thảo diễn ra trong bối cảnh Tòa trọng tài tại La Haye (Hà Lan) mới đưa ra phán quyết liên quan đến vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc tại Biển Đông đã thu hút được đông đảo giới học giả và các phương tiện truyền thông tại Indonesia.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN về việc tháo gỡ, giảm thiểu những căng thẳng ở Biển Đông hiện nay, Thứ trưởng Bộ Điều phối Hàng hải và Tài nguyên biển của Indonesia, Arif Havas Oegroseno cho biết những nước ASEAN có những tranh chấp trên Biển Đông, cần đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa, cần đưa ra được những cam kết rõ ràng về các động thái và cách hành xử trên Biển.
Trong quá trình này, các vấn đề về biển được đề cập bởi các văn bản quy phạm pháp luật. Các nước vi phạm có thể bị khởi kiện khi nước đó là từng tham gia vào các cam kết về luật biển quốc tế./.
Theo TTXVN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin