Theo trang The Diplomat, suy thoái môi trường ở biển Đông vẫn là trung tâm của các cuộc thảo luận khoa học và ngày càng nhiều các nhà khoa học biển cảnh báo về những hậu quả môi trường từ các hoạt động bồi đắp, xây dựng của Trung Quốc tại các đảo đang có tranh chấp tại biển Đông.
Theo trang The Diplomat, suy thoái môi trường ở biển Đông vẫn là trung tâm của các cuộc thảo luận khoa học và ngày càng nhiều các nhà khoa học biển cảnh báo về những hậu quả môi trường từ các hoạt động bồi đắp, xây dựng của Trung Quốc tại các đảo đang có tranh chấp tại biển Đông.
Cuộc chiến sinh thái
Nhà hải dương học Paul Berkman, nguyên giám đốc chương trình địa chính trị đại dương Bắc cực tại Viện Nghiên cứu địa cực Scott cho rằng các hoạt động tôn tạo của Trung Quốc tại biển Đông ngày càng hủy hoại và làm suy thoái các rạn san sô, làm suy giảm lượng cá vốn là nguồn lương thực nuôi sống một lượng lớn dân số các quốc gia có tranh chấp trong khu vực.
Ngư dân các nước trong quá trình đánh bắt cá mưu sinh đang bị cuốn vào cuộc chiến sinh thái.
Các hoạt động bồi đắp, xây dựng trái phép của Trung Quốc ở biển Đông đã phá hủy nghiêm trọng môi trường sinh thái |
Vấn đề khủng hoảng lương thực cũng đang dần hiện hữu và các nỗ lực để cân bằng giữa lợi ích kinh tế với vấn đề an ninh tại biển Đông đòi hỏi sự hợp tác nghiên cứu và phản ứng đa cấp của các nhà khoa học.
Đã đến lúc các nhà khoa học cần đưa ra tuyên bố khoa học chung kêu gọi ngừng ngay các hoạt động nạo vét ở biển Đông vì sự thay đổi môi trường này là vấn đề toàn cầu, không có biên giới.
Các nhà khoa học hợp tác với nhau có thể giúp hình thành và phát triển Ủy ban Khoa học quốc tế về biển Đông. Những nỗ lực khoa học này có thể truyền cảm hứng cho ASEAN hợp tác với nhau trong quản lý nguồn tài nguyên trong khu vực, cùng kêu gọi chấm dứt các hoạt động tôn tạo gây tổn hại đến các rạn san hô và môi trường sinh thái biển.
Cố tình làm ngơ
Trung Quốc có nhiều nhà khoa học về san hô có uy tín, họ nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ các rạn san hô, duy trì các ngư trường một cách bền vững và giá trị của du lịch sinh thái khi căng thẳng được giải quyết.
Tuy nhiên, thật ngạc nhiên và khó hiểu là năm ngoái, các nhà khoa học Trung Quốc lại khăng khăng bảo vệ cho các hoạt động xây dựng hủy hoại các rạn san hô tại biển Đông.
Tiến sĩ Wu Shicun, chủ tịch đồng thời là chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Viện Quốc gia về biển Đông của Trung Quốc, đã đưa ra tuyên bố phi lý rằng Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc, và rằng Trung Quốc đã sử dụng các biện pháp kỹ thuật xanh trước, trong và sau khi thực hiện các hoạt động tôn tạo tại biển Đông nhằm bảo vệ hệ sinh thái trong khu vực.
Vậy sự thực trong lời nói của ông Wu Shicun là gì? Một phóng sự của BBC phát sóng gần đây cho thấy các ngư dân Trung Quốc đã dùng loại tàu nạo vét để khai thác một loài trai lớn.
Hoạt động này đã hủy hoại rạn san hô gần khu vực đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hình ảnh vệ tinh của Google Earth xác định có hàng trăm các thuyền đào trai tại rạn san hô trên.
Các ngư dân Trung Quốc đã phá hoại một khu vực san hô rộng lớn, sau đó dồn cát và san hô chết thành những rặng núi vòng cung.
Các hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy trước khi xây các đảo nhân tạo, đã xuất hiện rất nhiều tàu nạo vét của Trung Quốc hoạt động tại các khu vực san hô ở đây. Rõ ràng, những thiệt hại từ hoạt động nạo vét của Trung Quốc là không thể khắc phục được, nhưng hiện tại vẫn còn quá nhiều các tàu loại này hoạt động.
Điều này còn có thể làm giảm lượng cung cấp các ấu trùng cá, từ đó có thể gây ra sự tuyệt chủng các loài sinh vật tại các khu vực dọc vùng duyên hải của biển Đông.
Giáo sư John McManus, nhà sinh học biển uy tín của Trường Đại học Miami, khuyến cáo rằng: các khu vực rạn san hô còn sót lại sẽ bị hủy hoại nếu như cát và bùn từ các đảo nhân tạo rò rỉ ra và bao phủ lên chúng. San hô sẽ bị hủy hoại giống như những gì đang xảy ra xung quanh những chiếc tàu nạo vét của Trung Quốc.
Phải mất cả ngàn năm để hình thành được 1m đất cát, phù sa quanh các rạn san hô. Đáng trách, việc tôn tạo đã làm điều này vĩnh viễn mất đi.
Theo SGGPO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin