
“Vì mục đích nhân đạo, ASEAN và Trung Quốc cần cùng nhau bàn để có chính sách hợp tác và các biện pháp phối hợp tìm kiếm, cứu hộ cần thiết và phù hợp có ý nghĩa cả về mặt nhân đạo và xây dựng lòng tin”.
Các đại biểu dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm
“Vì mục đích nhân đạo, ASEAN và Trung Quốc cần cùng nhau bàn để có chính sách hợp tác và các biện pháp phối hợp tìm kiếm, cứu hộ cần thiết và phù hợp có ý nghĩa cả về mặt nhân đạo và xây dựng lòng tin”.
Đây là phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh trong phiên khai mạc Hội thảo ASEAN-Trung Quốc với chủ đề 'Tăng cường hợp tác ASEAN-Trung Quốc trong tìm kiếm và cứu hộ đối với người và tàu thuyền đi biển gặp nạn tại Biển Đông' do Học viện Ngoại giao tổ chức sáng 19-6 tại Hà Nội.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh cho hay, Hội thảo là một phần trong Kế hoạch hành động triển khai Quy tắc hướng dẫn thực thi Tuyên bố ứng xử các bên tại Biển Đông (DOC), do các quan chức cao cấp ASEAN và Trung Quốc thông qua tại cuộc họp tháng 1-2012 tại Bắc Kinh.
Mục đích của Hội thảo nhằm tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc trong việc tìm kiếm và cứu hộ đối với người và tàu thuyền gặp nạn ở Biển Đông, góp phần củng cố môi trường hòa bình, ổn định và trật tự ở Biển Đông, qua đó xây dựng lòng tin giữa ASEAN và Trung Quốc trong bối cảnh các tranh chấp chủ quyền và quyền chủ quyền ở Biển Đông chưa được giải quyết triệt để.
Tham dự hội thảo có gần 40 đại biểu là các quan chức và chuyên gia từ các nước ASEAN, Trung Quốc và các cơ quan chức năng trong những lĩnh vực có liên quan đến tìm kiếm cứu hộ trên biển của Việt Nam.
Trong bài phát biểu, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của DOC đối với việc duy trì, hòa bình ổn định chung ở Biển Đông.
Thứ trưởng cho rằng ASEAN và Trung Quốc đã vượt qua một chặng đường dài, với không ít khó khăn, thách thức để đạt được Tuyên bố DOC năm 2002 và gần đây là Tuyên bố kỷ niệm 10 năm DOC (2012). ASEAN cũng đã thông qua Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm về Biển Đông (7-2012) và các nước đều đang trông đợi hai bên sớm chính thức khởi động đàm phán để đạt được Bộ Quy tắc ứng xử COC.
Tuyên bố DOC, do vậy, là văn kiện mang tính dấu mốc giữa ASEAN và Trung Quốc, thể hiện cam kết chung đối với việc tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật biển, các nguyên tắc về thực hiện kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp. Đây là những quy tắc rất thiết yếu được quy định trọng Tuyên bố DOC, song hành với các biện pháp về xây dựng lòng tin.
Thứ trưởng Phạm Quang Vinh khẳng định: “Thực hiện đầy đủ DOC và cùng nhau sớm hướng tới COC, nhằm bảo đảm hòa bình, an ninh an toàn và tự do hàng hải chính là biện pháp xây dựng lòng tin theo đúng tinh thần và lời văn của Tuyên bố DOC”.
Đánh giá về Biển Đông, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh cho rằng khu vực vẫn phức tạp và tiềm ẩn những rủi ro.
Trong khi đó, cũng không ít các nguyên nhân, cả thiên nhiên, thời tiết, cho đến tự bản thân con người, như bệnh tật hay hỏng hóc tàu thuyền, đều có thể dẫn đến việc người và tàu thuyền đi biển gặp nạn. Đối tượng gặp nạn là người đi biển, là những người dân thông thường hay các ngư dân. Do đó, mục đích nhân đạo phải được đặt lên hàng đầu và rất cao.
Là quốc gia ven biển, với mong muốn và thiện chí thúc đẩy xây dựng lòng tin và hợp tác khu vực vì hòa bình, ổn định chung ở Biển Đông, Việt
Trong năm Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam đã đề xuất sáng kiến trong lĩnh vực này, và đã được các nước ASEAN hoan nghênh ủng hộ với việc các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã nhất trí thông qua Tuyên bố ASEAN về Hợp tác Tìm kiếm và Cứu nạn người và tàu thuyền trên biển.
Hội Thảo lần này là việc tiếp tục triển khai ý tưởng trên của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác ASEAN-Trung Quốc, sẽ tập trung thảo luận 3 vấn đề: (1) thực trạng và sự cần thiết xây dựng các biện pháp chung trong hỗ trợ người và tàu thuyền gặp nạn tại Biển Đông; (2) các nhân tố tác động đến việc phối hợp hỗ trợ nhân đạo trong khu vực; (3) các khuyến nghị cụ thể về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm cứu hộ đối với người và tàu thuyền gặp nạn tại Biển Đông.
Trả lời báo chí bên lề Hội thảo, ông Châu Mân, Phó Chủ nhiệm Văn phòng trực ban, Trung tâm tìm kiếm cứu nạn Trung Quốc khẳng định điều quan trọng là “phải hiểu cấu trúc của DOC và từng bước cải thiện khả năng của tất cả các bên”.
Tại hội thảo lần này, ông Châu Mân cho hay, đoàn Trung Quốc sẽ trao đổi kinh nghiệm với các nước ASEAN nhằm cải thiện công tác tìm kiếm và cứu hộ trên biển, từ đó đưa ra hai đề xuất: “thứ nhất là thành lập đường dây nóng về tìm kiếm và cứu nạn trên biển; thứ hai là diễn tập chung để chia sẻ kinh nghiệm, có thể là diễn tập thực nghiệm, diễn tập về thông tin, tập trận”.
Đại biểu Agus Haryono, Phó Chủ nhiệm văn phòng tìm kiếm cứu nạn, Trung tâm tìm kiếm cứu nạn quốc gia
“Chúng tôi sẽ có các cuộc họp khác để tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN. Và chúng ta sẽ có một thỏa thuận quan trọng để giải quyết các vấn đề cứu nạn đột xuất trên biển giữa ASEAN và Trung Quốc”, ông Agus nói.
Hội thảo sẽ kết thúc vào ngày mai 20-6-2013. Kết quả hội thảo sẽ được báo cáo lên các Quan chức Cấp cao ASEAN và Trung Quốc xem xét.
Thứ trưởng Phạm Quang Vinh phát biểu khai mạc
Ông Châu Mân, Phó Chủ nhiệm Văn phòng trực ban, Trung tâm tìm kiếm cứu nạn Trung Quốc
Phó Chủ nhiệm văn phòng tìm kiếm cứu nạn, Trung tâm tìm kiếm cứu nạn quốc gia Indonesia Agus Haryono
Theo NDĐT
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin