Vĩnh Long hướng đến ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Cập nhật, 16:15, Thứ Sáu, 19/05/2023 (GMT+7)

(VLO) Sau hơn 1 năm qua thực hiện Nghị quyết số 03 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021- 2030, ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đã phát triển nhiều mô hình bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Toàn tỉnh hiện có 38 cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản được chứng nhận các tiêu chuẩn GAP và tương đương; 89 cơ sở được cấp 104 mã số vùng trồng…

Hướng đến ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, Vĩnh Long hiện hình thành nhiều mô hình như: trồng cây trong nhà màng; sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước; máy bay không người lái tưới phân, phun thuốc...giúp nông dân tăng giá trị, chất lượng nông sản. Nhiều sản phẩm nông nghiệp được đưa lên các sàn giao dịch thương mại điện tử, góp phần tăng thu nhập cho nông dân.

TẤN TÂN (thực hiện)

Khu vực trồng dưa lưới đạt chuẩn VietGap với 12 nhà màng của anh Huỳnh Phú Lộc (Phường Tân Ngãi- TP Vĩnh Long) áp dụng công nghệ Israel vào sản xuất.
Khu vực trồng dưa lưới đạt chuẩn VietGap với 12 nhà màng của anh Huỳnh Phú Lộc (Phường Tân Ngãi- TP Vĩnh Long) áp dụng công nghệ Israel vào sản xuất.

 

Ưu điểm khi áp dụng công nghệ, thiết bị sản xuất mới có thể “cài đặt” thời gian và liều lượng tưới, bón phân sinh học tự động bằng công nghệ nhỏ giọt vào ngay gốc cây, giúp tiết kiệm chi phí, quản lý được sâu bệnh, cân bằng được dinh dưỡng....
Ưu điểm khi áp dụng công nghệ, thiết bị sản xuất mới có thể “cài đặt” thời gian và liều lượng tưới, bón phân sinh học tự động bằng công nghệ nhỏ giọt vào ngay gốc cây, giúp tiết kiệm chi phí, quản lý được sâu bệnh, cân bằng được dinh dưỡng....

 

Khu vườn Peace Fram trồng dưa lưới của chị Lê Ngọc Hiền (Phường Trường An- TP Vĩnh Long) cũng đang áp dụng công nghệ Israel vào sản xuất. Ngoài việc bán trái thì khu vườn này là điểm lý tưởng thu hút nhiều du khách đến tham quan, chụp ảnh và tìm hiểu công nghệ trồng.
Khu vườn Peace Farm trồng dưa lưới của chị Lê Ngọc Hiền (Phường Trường An- TP Vĩnh Long) cũng đang áp dụng công nghệ Israel vào sản xuất. Ngoài việc bán trái thì khu vườn này là điểm lý tưởng thu hút nhiều du khách đến tham quan, chụp ảnh và tìm hiểu công nghệ trồng.

 

Một số cánh đồng lúa trên địa bàn tỉnh, người dân đã áp dụng máy bay tưới phân và phun thuốc trong quá trình sản xuất. Trong ảnh: HTX Tấn Đạt (xã Trung Ngãi- Vũng Liêm) sử dụng máy bay không người lái phục vụ canh tác lúa hữu cơ.
Một số cánh đồng lúa trên địa bàn tỉnh, người dân đã áp dụng máy bay tưới phân và phun thuốc trong quá trình sản xuất. Trong ảnh: HTX Tấn Đạt (xã Trung Ngãi- Vũng Liêm) sử dụng máy bay không người lái phục vụ canh tác lúa hữu cơ.

 

Ông Nguyễn Trí Nghiệp- Giám đốc Công ty TNHH Nông trang Island (xã Phú Quới- Long Hồ) áp dụng nuôi lươn không bùn bằng hệ thống lọc nước tuần hoàn giúp lươn khỏe mạnh, phát triển tốt cho năng suất cao, màu sắc đẹp hơn và giúp giảm chí phí trong chăn nuôi, bảo vệ môi trường.
Ông Nguyễn Trí Nghiệp- Giám đốc Công ty TNHH Nông trang Island (xã Phú Quới- Long Hồ) áp dụng nuôi lươn không bùn bằng hệ thống lọc nước tuần hoàn giúp lươn khỏe mạnh, phát triển tốt cho năng suất cao, màu sắc đẹp hơn và giúp giảm chí phí trong chăn nuôi, bảo vệ môi trường.

 

Ứng dụng cơ giới hóa vào sạ lúa theo khóm giúp tiết kiệm lúa giống, phân bón cũng như công chăm sóc nhưng năng suất từ bằng đến hơn so với mô hình sạ lúa truyền thống. Trong ảnh: Mô hình sản xuất lúa thâm canh và ứng dụng cơ giới hóa trong khâu gieo sạ lúa theo khóm tại xã Trung Nghĩa (Vũng Liêm) được nông dân tìm đến quan tham, học hỏi.
Ứng dụng cơ giới hóa vào sạ lúa theo khóm giúp tiết kiệm lúa giống, phân bón cũng như công chăm sóc nhưng năng suất từ bằng đến hơn so với mô hình sạ lúa truyền thống. Trong ảnh: Mô hình sản xuất lúa thâm canh và ứng dụng cơ giới hóa trong khâu gieo sạ lúa theo khóm tại xã Trung Nghĩa (Vũng Liêm) được nông dân tìm đến quan tham, học hỏi.