Gian nhà đơn sơ Bác Hồ ở thời niên thiếu từ năm 1901-1906

Cập nhật, 15:54, Thứ Hai, 18/05/2020 (GMT+7)

Từ năm 1901-1906, Chủ tịch Hồ Chí Minh sống cùng gia đình trong căn nhà gỗ lợp mái tranh tại Làng Sen (xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An).

Làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống thời niên thiếu. Tại đây có gian nhà gỗ 5 gian lợp tranh của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Gian nhà này là nơi Bác sống từ năm 1901 - 1906. (Ảnh: Trọng Phú)
Làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống thời niên thiếu. Tại đây có gian nhà gỗ 5 gian lợp tranh của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Gian nhà này là nơi Bác sống từ năm 1901 - 1906. (Ảnh: Trọng Phú)

 

Biển chỉ dẫn vào nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tại khu di tích Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
Biển chỉ dẫn vào nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tại khu di tích Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.

 

Khoa thi hội Tân Sửu năm 1901, cụ Nguyễn Sinh Sắc đậu Phó bảng. Nhân dân Làng Sen lần đầu tiên vinh dự có người đỗ đại khoa nên xuất quỹ của làng dựng căn nhà gỗ lợp tranh mừng cụ Nguyễn Sinh Sắc. Căn nhà được xây dựng trên mảnh đất công rộng 4 sào 14 thước Trung bộ (khoảng 2500 m2, gồm cả sân vườn).
Khoa thi hội Tân Sửu năm 1901, cụ Nguyễn Sinh Sắc đậu Phó bảng. Nhân dân Làng Sen lần đầu tiên vinh dự có người đỗ đại khoa nên xuất quỹ của làng dựng căn nhà gỗ lợp tranh mừng cụ Nguyễn Sinh Sắc. Căn nhà được xây dựng trên mảnh đất công rộng 4 sào 14 thước Trung bộ (khoảng 2500 m2, gồm cả sân vườn).

 

Sau khi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đỗ đạt, được dân làng dựng nhà thì cụ cùng cô Nguyễn Thị Thanh, cậu Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung (tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh thuở niên thiếu) chuyển sang căn nhà này sống. Thời điểm này, bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã mất. Hiện nay, trên bàn thờ vẫn còn di ảnh của gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc cùng tấm bảng gỗ “Ân tứ ninh gia” (ơn ban cho gia đình tốt).
Sau khi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đỗ đạt, được dân làng dựng nhà thì cụ cùng cô Nguyễn Thị Thanh, cậu Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung (tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh thuở niên thiếu) chuyển sang căn nhà này sống. Thời điểm này, bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã mất. Hiện nay, trên bàn thờ vẫn còn di ảnh của gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc cùng tấm bảng gỗ “Ân tứ ninh gia” (ơn ban cho gia đình tốt).

 

Ngôi nhà do dân làng làm tặng cụ Nguyễn Sinh Sắc gồm 5 gian, đồ đạc trong nhà giản dị, được bài trí đẹp mắt, tiện lợi. Đây cũng là nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc dạy học cho các con, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh và đã nhem nhóm tư tưởng yêu nước, giải phóng dân tộc mãnh liệt trong Bác.
Ngôi nhà do dân làng làm tặng cụ Nguyễn Sinh Sắc gồm 5 gian, đồ đạc trong nhà giản dị, được bài trí đẹp mắt, tiện lợi. Đây cũng là nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc dạy học cho các con, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh và đã nhem nhóm tư tưởng yêu nước, giải phóng dân tộc mãnh liệt trong Bác.

 

Bộ ấm chén hoa văn đẹp mắt được gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng vẫn còn đến bây giờ. Cụ Nguyễn Sinh Sắc thường dùng bộ ấm chén này để tiếp khách, trong đó có những nhà chí sĩ yêu nước nổi bật, nhiều lần ghé nhà cụ để đàm đạo, như: cụ Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, Đặng Thái Thân, Đặng Nguyên Cán…
Bộ ấm chén hoa văn đẹp mắt được gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng vẫn còn đến bây giờ. Cụ Nguyễn Sinh Sắc thường dùng bộ ấm chén này để tiếp khách, trong đó có những nhà chí sĩ yêu nước nổi bật, nhiều lần ghé nhà cụ để đàm đạo, như: cụ Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, Đặng Thái Thân, Đặng Nguyên Cán…

 

Gian bếp với chạn bát bằng gỗ đơn sơ.
Gian bếp với chạn bát bằng gỗ đơn sơ.

 

Những hiện vật như chiếc rổ, thúng, thau đồng rửa mặt vẫn được gìn giữ đến ngày nay.
Những hiện vật như chiếc rổ, thúng, thau đồng rửa mặt vẫn được gìn giữ đến ngày nay.

 

Chiếc kiềng ba chân nhóm lò bằng củi, được gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng để nấu ăn.
Chiếc kiềng ba chân nhóm lò bằng củi, được gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng để nấu ăn.

 

Gian nhà tranh mái lá của gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn từ xa, bên ngoài là sân vườn rất rộng.
Gian nhà tranh mái lá của gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn từ xa, bên ngoài là sân vườn rất rộng.

 

Rặng tre cao vút tỏa bóng mát ngoài cổng chính của căn nhà.
Rặng tre cao vút tỏa bóng mát ngoài cổng chính của căn nhà.

 

Du khách hào hứng tham quan gian nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sống thuở thiếu thời.
Du khách hào hứng tham quan gian nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sống thuở thiếu thời.

 

Ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh sống thời niên thiếu nằm trong Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên. Nơi đây trưng bày nhiều hiện vật có giá trị gắn liền với quê hương, gia đình, thời niên thiếu và hai lần Bác về thăm quê. Trong ảnh là chiếc xe đưa đón Bác về thăm quê lần thứ nhất, ngày 16/6/1957.
Ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh sống thời niên thiếu nằm trong Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên. Nơi đây trưng bày nhiều hiện vật có giá trị gắn liền với quê hương, gia đình, thời niên thiếu và hai lần Bác về thăm quê. Trong ảnh là chiếc xe đưa đón Bác về thăm quê lần thứ nhất, ngày 16/6/1957.

 

Bộ trang phục lụa Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc trong dịp về thăm quê lần thứ nhất, tháng 6/1957
Bộ trang phục lụa Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc trong dịp về thăm quê lần thứ nhất, tháng 6/1957

 

Bộ quần áo kaki trắng và đôi dép cao su giản dị được Bác mặc khi về thăm quê lần thứ hai năm 1961.
Bộ quần áo kaki trắng và đôi dép cao su giản dị được Bác mặc khi về thăm quê lần thứ hai năm 1961.

 

Micro, gạt tàn thuốc, bộ cốc chén Bác Hồ sử dụng khi về thăm nông trường Đông Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An năm 1961.
Micro, gạt tàn thuốc, bộ cốc chén Bác Hồ sử dụng khi về thăm nông trường Đông Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An năm 1961.

 

Đây là hiện vật mới nhất được trao tặng cho khu Di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên tháng 1/2020. Khi nghe tin Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, ông Nguyễn Công Phí, công nhân nhà máy cơ khí Vinh đã gò chân dung Người trên mảnh xác máy bay Mỹ bị quân và dân thành phố Vinh bắn rơi. Bức chân dung được sử dụng trong Lễ truy điệu tại Nghệ An từ 4-10/9/1969.
Đây là hiện vật mới nhất được trao tặng cho khu Di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên tháng 1/2020. Khi nghe tin Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, ông Nguyễn Công Phí, công nhân nhà máy cơ khí Vinh đã gò chân dung Người trên mảnh xác máy bay Mỹ bị quân và dân thành phố Vinh bắn rơi. Bức chân dung được sử dụng trong Lễ truy điệu tại Nghệ An từ 4-10/9/1969.

 

Năm nay, nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên đã đón nhiều đoàn khách đến dâng hương và thăm quan.
Năm nay, nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên đã đón nhiều đoàn khách đến dâng hương và thăm quan.

Theo Trọng Phú/VOV.VN

Các tin khác: