Tự hào đường Trường Sơn- đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Cập nhật, 06:17, Thứ Ba, 28/04/2020 (GMT+7)

Tuần đầu 3/2020, tôi có dịp cùng một số anh chị em phóng viên Đài Phát thanh- Truyền hình Vĩnh Long trở lại chiến trường xưa trên con đường Trường Sơn- đường Hồ Chí Minh hiện đại, một tuyến quốc lộ Bắc- Nam phía Tây của Tổ quốc phục vụ cho sự phát triển kinh tế đất nước và củng cố quốc phòng- an ninh trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Chúng tôi được gặp gỡ tiếp xúc những người lính, những thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, những người từng bổ những nhát cuốc, nhát xẻng, gùi thồ, lái xe đầu tiên mở nên con đường Trường Sơn phục vụ vận chuyển vật chất và binh lực từ hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.

Đó chính là đường Trường Sơn- đường Hồ Chí Minh huyền thoại, là mạch máu giao thông quan trọng, góp phần quyết định vào sự thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Nhân kỷ niệm 45 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2020), xin giới thiệu cùng bạn đọc một số hình ảnh và những con người đã góp phần làm nên lịch sử đưa cuộc kháng chiến thắng lợi cuối cùng mà chúng tôi đã gặp.

NGUYỄN HÒA BÌNH- thực hiện

Khu Di tích lịch sử cấp quốc gia đường Hồ Chí Minh Đông Trường Sơn Tân Kỳ- Lộc Ninh, Km0 tại thị trấn Tân Kỳ (huyện Tân Kỳ- Nghệ An).
Khu Di tích lịch sử cấp quốc gia đường Hồ Chí Minh Đông Trường Sơn Tân Kỳ- Lộc Ninh, Km0 tại thị trấn Tân Kỳ (huyện Tân Kỳ- Nghệ An).

 

Cột mốc Km0 bằng gỗ được lưu giữ tại Phòng Truyền thống Tân Kỳ ngày đầu mở đường Hồ Chí Minh.
Cột mốc Km0 bằng gỗ được lưu giữ tại Phòng Truyền thống Tân Kỳ ngày đầu mở đường Hồ Chí Minh.

 

Khu Di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn- một địa danh đã đi vào lịch sử thuộc xã Mỹ Sơn (huyện Đô Lương- Nghệ An). Bên trong là ngôi mộ tập thể 13 đồng chí thanh niên xung phong Tiểu đội 2, Đại đội 317- những người mở đường, bảo vệ đường Hồ Chí Minh (đường 15A) qua Truông Bồn. Đây cũng là cung đường chiến lược chi viện của miền Bắc vào chiến trường miền Nam được mệnh danh “Túi bom cửa tử”. Các đồng chí hy sinh vào sáng sớm 31/10/1968.
Khu Di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn- một địa danh đã đi vào lịch sử thuộc xã Mỹ Sơn (huyện Đô Lương- Nghệ An). Bên trong là ngôi mộ tập thể 13 đồng chí thanh niên xung phong Tiểu đội 2, Đại đội 317- những người mở đường, bảo vệ đường Hồ Chí Minh (đường 15A) qua Truông Bồn. Đây cũng là cung đường chiến lược chi viện của miền Bắc vào chiến trường miền Nam được mệnh danh “Túi bom cửa tử”. Các đồng chí hy sinh vào sáng sớm 31/10/1968.

 

Đồng chí Trần Thị Thông- Tiểu đội trưởng “Tiểu đội thép anh hùng”- là người sống sót duy nhất trong trận bom ngày 31/10/1968, nhờ khẩu súng trường gác trên vai mà chị được cứu sống.
Đồng chí Trần Thị Thông- Tiểu đội trưởng “Tiểu đội thép anh hùng”- là người sống sót duy nhất trong trận bom ngày 31/10/1968, nhờ khẩu súng trường gác trên vai mà chị được cứu sống.

 

Bia Di tích cấp quốc gia đường Hồ Chí Minh, Đông Trường Sơn từ năm 1959- 1975 thuộc xã Kim Thủy (huyện Lệ Thủy- Quảng Bình). Nơi đây được chọn đặt sở chỉ huy tiền phương của Đoàn 559, là điểm đầu gùi thồ chi viện cho chiến trường miền Nam. Năm 1967, bộ đội, thanh niên xung phong Trường Sơn đã mở đường cơ giới Thạch Bàn- Làng Ho chuẩn bị cho chiến dịch Khe Sanh và Mậu Thân 1968, Đường 9 Nam Lào (1971). Trong ảnh: Ông Hoàng Bảo- Trưởng bản Xà Khía (người đội nón tai bèo)- từng gùi thồ năm xưa và Bộ đội biên Phòng Làng Ho thắp hương Bia di tích.
Bia Di tích cấp quốc gia đường Hồ Chí Minh, Đông Trường Sơn từ năm 1959- 1975 thuộc xã Kim Thủy (huyện Lệ Thủy- Quảng Bình). Nơi đây được chọn đặt sở chỉ huy tiền phương của Đoàn 559, là điểm đầu gùi thồ chi viện cho chiến trường miền Nam. Năm 1967, bộ đội, thanh niên xung phong Trường Sơn đã mở đường cơ giới Thạch Bàn- Làng Ho chuẩn bị cho chiến dịch Khe Sanh và Mậu Thân 1968, Đường 9 Nam Lào (1971). Trong ảnh: Ông Hoàng Bảo- Trưởng bản Xà Khía (người đội nón tai bèo)- từng gùi thồ năm xưa và Bộ đội biên Phòng Làng Ho thắp hương Bia di tích.

 

Đại tá Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Viết Sinh biệt danh “Kiện tướng gùi hàng và kỷ lục đi bộ một vòng Trái đất”. Trong 4 năm với 1.089 ngày làm việc, người lính ấy đã mang được hơn 55 tấn hàng trên lưng và đi qua quãng đường có tổng chiều dài 41.025km, tương đương một vòng Trái đất theo đường xích đạo... Ngày 1/1/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Quyết định số 131-SV tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân “đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua chống Mỹ cứu nước”. Ông là một trong những anh hùng đầu tiên của đường Trường Sơn huyền thoại, hiện nghỉ hưu tại xã Xuân Hòa (huyện Nam Đàn- Nghệ An).
Đại tá Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Viết Sinh biệt danh “Kiện tướng gùi hàng và kỷ lục đi bộ một vòng Trái đất”. Trong 4 năm với 1.089 ngày làm việc, người lính ấy đã mang được hơn 55 tấn hàng trên lưng và đi qua quãng đường có tổng chiều dài 41.025km, tương đương một vòng Trái đất theo đường xích đạo... Ngày 1/1/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Quyết định số 131-SV tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân “đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua chống Mỹ cứu nước”. Ông là một trong những anh hùng đầu tiên của đường Trường Sơn huyền thoại, hiện nghỉ hưu tại xã Xuân Hòa (huyện Nam Đàn- Nghệ An).

 

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đoàn Minh Nguyệt- người chiến sĩ lái xe Đại đội 3, Tiểu đoàn 32 Hậu cần- Quân khu IV có nhiều năm tháng gắn bó với Đông và Tây Trường Sơn. Đã vượt hàng trăm ngàn ký lô mét lái xe an toàn trong việc vận tải hàng hóa, vũ khí, lương thực từ hậu phương miền Bắc vào tiền tuyến lớn miền Nam từ năm 1965-1975. Hiện ông nghỉ hưu ở Xóm 9 (xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc- Nghệ An).
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đoàn Minh Nguyệt- người chiến sĩ lái xe Đại đội 3, Tiểu đoàn 32 Hậu cần- Quân khu IV có nhiều năm tháng gắn bó với Đông và Tây Trường Sơn. Đã vượt hàng trăm ngàn ký lô mét lái xe an toàn trong việc vận tải hàng hóa, vũ khí, lương thực từ hậu phương miền Bắc vào tiền tuyến lớn miền Nam từ năm 1965-1975. Hiện ông nghỉ hưu ở Xóm 9 (xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc- Nghệ An).

 

Nhà Giao tế Lộc Ninh của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập sau khi Hiệp định Paris được ký kết ngày 27/1/1973 về lập lại hòa bình ở Việt Nam. Ngôi nhà ngoài việc để đón tiếp các phái đoàn ngoại giao trong và ngoài nước, còn là nơi diễn ra hội nghị quân sự bốn bên bàn về các điều khoản đã được ký trong Hiệp định Paris dưới sự giám sát của Ủy ban Quốc tế ICCS. Nhà Giao tế là 1 trong 5 di tích quốc gia trên đoạn cuối đường Hồ Chí Minh tại tỉnh Bình Phước.
Nhà Giao tế Lộc Ninh của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập sau khi Hiệp định Paris được ký kết ngày 27/1/1973 về lập lại hòa bình ở Việt Nam. Ngôi nhà ngoài việc để đón tiếp các phái đoàn ngoại giao trong và ngoài nước, còn là nơi diễn ra hội nghị quân sự bốn bên bàn về các điều khoản đã được ký trong Hiệp định Paris dưới sự giám sát của Ủy ban Quốc tế ICCS. Nhà Giao tế là 1 trong 5 di tích quốc gia trên đoạn cuối đường Hồ Chí Minh tại tỉnh Bình Phước.