Tháng 7,người Việt Nam lại hướng lòng mình về những nơi biểu trưng cho quá khứ hào hùng, sự hy sinh lẫm liệt vì đất nước.
Tháng 7,người Việt Nam lại hướng lòng mình về những nơi biểu trưng cho quá khứ hào hùng, sự hy sinh lẫm liệt vì đất nước.
Thu Hòa/VOV.VN
Từ tháng 4/1984 đến 5/1989, Trung Quốc lần lượt đưa hơn 50 vạn quân của 8 đại quân khu tấn công toàn diện biên giới Hà Giang, tập trung là huyện Vị Xuyên với âm mưu vẽ lại đường biên giới tới phía Bắc suối Thanh Thủy. Từ 28/4 đến 16/5/1984, quân Trung Quốc lần lượt chiếm đóng trái phép các cao điểm 226, 233, 685, 772, 1030, 1250, 1509…. Để giữ vững biên cương, 9 sư đoàn chủ lực cùng nhiều trung đoàn, tiểu đoàn trực tiếp tham chiến tại mặt trận Vị Xuyên. Sư đoàn 356 được điều từ Lào Cai sang cùng các lực lượng của Sư đoàn 312, 313, 314, 316 thực hiện Chiến dịch MB 84 nhằm chiếm lại các điểm cao đã mất. |
Một trong những trận đánh khốc liệt nhất của chiến dịch bảo vệ biên giới diễn ra ngày 12/7/1984. Do tương quan lực lượng và địa hình phức tạp, chỉ trong một ngày, 600 chiến sĩ hy sinh. Sư đoàn 356 chịu tổn thất lớn, vì thế các cựu binh F356 lấy ngày này làm ngày giỗ trận của sư đoàn. |
Cuộc chiến biên giới Vị Xuyên (Hà Giang) đã trôi qua hơn 30 năm. Những anh lính năm xưa người trở về đời thường, người tiếp tục theo nghiệp binh. Còn lại trên mảnh đất Hà Giang nơi yên nghỉ của hơn 1.700 liệt sĩ hy sinh ở mặt trận Vị Xuyên trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc. |
Tháng 7 này, các cựu binh từ TP HCM, Hà Nội, Yên Bái, Lào Cai… lại tụ họp về Vị Xuyên, thắp hương tưởng nhớ đồng đội. |
"Đau đớn nhất là những người còn nằm trên sườn giông, vách đá, qua bao nhiêu sương gió và cả sự lãng quên của người đời, chỉ còn là những linh hồn phiêu bạt. Nguyện ước của chúng tôi là quy tập được hài cốt anh em, giải quyết được chế độ cho những người trở về", cựu binh Nguyễn Văn Kim- trưởng ban liên lạc CCB F356 tại Yên Bái trăn trở. |
Ngày nay, vùng đất chiến trường khói lửa năm xưa đang được hồi sinh. Những địa danh ác liệt như: Cối xay thịt” nhìn từ trên núi; Đồi cô X- một địa điểm giao tranh ác liệt…là nơi sinh sống của đông đảo bà con các dân tộc Tày, Thái, Mông, Dao. Tác giả đang đứng tại “Con suối oan hồn”, nằm ở cửa ngõ vào thôn Nậm Ngặt, ngã ba Thanh Thủy. |
Trên sườn cao điểm 772- nơi được mệnh danh là Đồi thịt băm xưa kia, vẫn có nhà người Dao, người Mông bám trụ làm nương rẫy, trồng chè. Nhà ông Bồn Văn Bằn, trưởng thôn Nậm Ngặt, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên cứ dịp tháng 7 hàng năm lại đón tiếp nhiều đoàn cựu chiến binh về thăm lại chiến trường xưa. |
Ngày lại ngày, miền đất từng bị cày xới bởi đạn pháo được che phủ bởi một màu xanh, nụ cười lại hiện hữu trên mỗi khuôn mặt trẻ thơ./. |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin