Những nhà máy 'trăm tuổi' bị dỡ bỏ ở Việt Nam

09:07, 16/07/2016

Nhiều nhà máy đã từng đi vào ký ức của nhiều thế hệ người Việt như đóng tàu Ba Son, xi măng Hải Phòng, dệt Nam Định... nay hầu hết đã được chuyển đổi.

Nhiều nhà máy đã từng đi vào ký ức của nhiều thế hệ người Việt như đóng tàu Ba Son, xi măng Hải Phòng, dệt Nam Định... nay hầu hết đã được chuyển đổi.

Theo PV/VOV.VN (Tổng hợp)

 

 

Nhà máy xi măng Hải Phòng cũ (khu đất hiện nằm trên phố Bạch Đằng, quận Hồng Bàng) ra đời năm 1899, là nhà máy xi măng đầu tiên và duy nhất tại khu vực Đông Dương dưới thời thuộc Pháp với 4 lò quay. Những năm sau khi hòa bình lặp lại, lịch sử nhà máy cũng gắn liền với công cuộc xây dựng tại Việt Nam. Năm 1986, Xi măng Hải Phòng là được sáp nhập với Công ty Kinh doanh xi măng Hải Phòng, trực thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem)... (Nhà máy xi măng Hải Phòng trong lịch sử: Ảnh tư liệu)
Nhà máy xi măng Hải Phòng cũ (khu đất hiện nằm trên phố Bạch Đằng, quận Hồng Bàng) ra đời năm 1899, là nhà máy xi măng đầu tiên và duy nhất tại khu vực Đông Dương dưới thời thuộc Pháp với 4 lò quay. Những năm sau khi hòa bình lặp lại, lịch sử nhà máy cũng gắn liền với công cuộc xây dựng tại Việt Nam. Năm 1986, Xi măng Hải Phòng là được sáp nhập với Công ty Kinh doanh xi măng Hải Phòng, trực thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem)... (Nhà máy xi măng Hải Phòng trong lịch sử: Ảnh tư liệu)

 

Nhà máy xi măng Hải Phòng cũ (khu đất hiện nằm trên phố Bạch Đằng, quận Hồng Bàng) ra đời năm 1899, là nhà máy xi măng đầu tiên và duy nhất tại khu vực Đông Dương dưới thời thuộc Pháp với 4 lò quay. Những năm sau khi hòa bình lặp lại, lịch sử nhà máy cũng gắn liền với công cuộc xây dựng tại Việt Nam. Năm 1986, Xi măng Hải Phòng là được sáp nhập với Công ty Kinh doanh xi măng Hải Phòng, trực thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem)... (Nhà máy xi măng Hải Phòng trong lịch sử: Ảnh tư liệu)
Tuy nhiên, từ năm 1996 công ty phải đối mặt với rất nhiều khó khăn gay gắt và thách thức lớn về tình trạng thiết bị công nghệ lạc hậu, năng lực cạnh tranh trên thị trường yếu kém lại chịu sức ép rất mạnh về giải quyết ô nhiễm môi trường... Năm 2012, Nhà máy Xi măng Hải Phòng mới được khởi công trên mặt bằng của Xí nghiệp Đá Tràng Kênh (thị trấn Minh Đức, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng). Mặt bằng nhà máy cũ được quy hoạch xây dựng Dự án Khu đô thị Xi măng Hải Phòng với nhiều khu thương mại, khách sạn cao cấp, chung cư cao tầng, khu văn phòng cho thuê, khu biệt thự, khu vui chơi giải trí, trường học, bênh viện...(Ống khói - dấu tích của nhà máy Xi măng Hải Phòng)

 

Tuy nhiên, từ năm 1996 công ty phải đối mặt với rất nhiều khó khăn gay gắt và thách thức lớn về tình trạng thiết bị công nghệ lạc hậu, năng lực cạnh tranh trên thị trường yếu kém lại chịu sức ép rất mạnh về giải quyết ô nhiễm môi trường... Năm 2012, Nhà máy Xi măng Hải Phòng mới được khởi công trên mặt bằng của Xí nghiệp Đá Tràng Kênh (thị trấn Minh Đức, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng). Mặt bằng nhà máy cũ được quy hoạch xây dựng Dự án Khu đô thị Xi măng Hải Phòng với nhiều khu thương mại, khách sạn cao cấp, chung cư cao tầng, khu văn phòng cho thuê, khu biệt thự, khu vui chơi giải trí, trường học, bênh viện...(Ống khói - dấu tích của nhà máy Xi măng Hải Phòng)

Nhà máy Dệt Nam Định tiền thân là một cơ sở nghiên cứu về tơ lụa do Toàn quyền Đông Dương - De Lanessan sáng lập. Đến năm 1898, Toàn quyền Paul Doumer cho phép lập một nhà máy tơ chạy bằng hơi nước với 6 lò hơi đặt ngay tại trung tâm thành phố Nam Định. Có thời điểm đỉnh cao, nhà máy còn tạo công ăn việc làm cho tới gần 18.000 người. Trung bình cứ 10 người dân thành Nam thì có một người là công nhân của nhà máy dệt

 

Sau hơn trăm năm hoạt động với bề dày lịch sử, trải qua 2 cuộc chiến tranh, đến năm 2003, nhà máy được xác định là cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng nên buộc phải di dời ra khỏi thành phố. Nhà máy Nhuộm - bộ phận gây ô nhiễm nhất - đã được di dời trước sang Khu công nghiệp Hòa Xá cách đó 5 km từ năm 2014. Đến nay, khâu phá dỡ cơ sở này mới gần hoàn tất. Sau khi di dời toàn bộ nhà máy Nhuộm và Dệt, nơi đây sẽ được bàn giao để xây khu đô thị với quy mô 24,8 ha, tổng mức đầu tư trên 410 tỷ đồng
Sau hơn trăm năm hoạt động với bề dày lịch sử, trải qua 2 cuộc chiến tranh, đến năm 2003, nhà máy được xác định là cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng nên buộc phải di dời ra khỏi thành phố. Nhà máy Nhuộm - bộ phận gây ô nhiễm nhất - đã được di dời trước sang Khu công nghiệp Hòa Xá cách đó 5 km từ năm 2014. Đến nay, khâu phá dỡ cơ sở này mới gần hoàn tất. Sau khi di dời toàn bộ nhà máy Nhuộm và Dệt, nơi đây sẽ được bàn giao để xây khu đô thị với quy mô 24,8 ha, tổng mức đầu tư trên 410 tỷ đồng

 

Công trình nhà máy kẽm tại thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) do người Pháp xây dựng vào khoảng những năm 1912-1913. Đây là cơ sở công nghiệp đầu tiên tại Quảng Ninh, khi đó Việt Nam cũng được coi là nơi có ngành công nghiệp kẽm quan trọng nhất Đông Nam Á. Có thời điểm, nhà máy đã sử dụng tới 700 công nhân và sự sa sút của nhà máy những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ XX từng được lịch sử ghi lại là
Công trình nhà máy kẽm tại thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) do người Pháp xây dựng vào khoảng những năm 1912-1913. Đây là cơ sở công nghiệp đầu tiên tại Quảng Ninh, khi đó Việt Nam cũng được coi là nơi có ngành công nghiệp kẽm quan trọng nhất Đông Nam Á. Có thời điểm, nhà máy đã sử dụng tới 700 công nhân và sự sa sút của nhà máy những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ XX từng được lịch sử ghi lại là "khiến cả thị trấn Quảng Yên trở nên trống vắng". Từ đó đến nay, công trình hầu như không được sử dụng nhiều vào sản xuất

 

Ống khói được xây bằng gạch, cao hàng chục mét của Nhà máy kẽm 100 tuổi
Ống khói được xây bằng gạch, cao hàng chục mét của Nhà máy kẽm 100 tuổi

 

Công trình nhà máy Kẽm Quảng Yên đã trường tồn hơn một thế kỷ. Hai bể nước treo và cột ống khói là một phần của nhà máy kẽm, hiện thuộc khu vực quản lý của Công ty TNHH Sao Vàng
Công trình nhà máy Kẽm Quảng Yên đã trường tồn hơn một thế kỷ. Hai bể nước treo và cột ống khói là một phần của nhà máy kẽm, hiện thuộc khu vực quản lý của Công ty TNHH Sao Vàng

 

Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội (Halico) tiền thân là Nhà máy Rượu Hà Nội do hãng rượu Fontaine của Pháp xây dựng từ năm 1898 tại số 94 Lò Đúc. Đây là nhà máy lớn nhất trong 5 nhà máy được công ty Fontaine xây dựng ở Đông Dương khi đó
Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội (Halico) tiền thân là Nhà máy Rượu Hà Nội do hãng rượu Fontaine của Pháp xây dựng từ năm 1898 tại số 94 Lò Đúc. Đây là nhà máy lớn nhất trong 5 nhà máy được công ty Fontaine xây dựng ở Đông Dương khi đó

 

Nhà máy rượu Hà Nội sau hơn 100 năm hoạt động tại phố Lò Đúc, cách đây vài năm, UBND TP Hà Nội quyết định di dời nhà máy về Bắc Ninh và thu hồi lô đất tại Lò Đúc để sử dụng vào mục đích khác
Nhà máy rượu Hà Nội sau hơn 100 năm hoạt động tại phố Lò Đúc, cách đây vài năm, UBND TP Hà Nội quyết định di dời nhà máy về Bắc Ninh và thu hồi lô đất tại Lò Đúc để sử dụng vào mục đích khác

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh