Cháu tôi có ký kết hợp đồng với một cá nhân nhưng hợp đồng này sẽ gây thiệt hại cho cháu không ít khi thực hiện. Hỏi ra thì cháu tôi nói bị họ lừa dối, thậm chí ép phải ký kết và thực hiện. Sợ gặp khó trong làm ăn sau này nên cháu đành chấp nhận ký kết. Tôi thấy không thể để bị ép như thế nhưng không biết phải làm sao để hủy bỏ hợp đồng này? Thời gian ký kết hợp đồng đến nay đã trên 6 tháng.
Cháu tôi có ký kết hợp đồng với một cá nhân nhưng hợp đồng này sẽ gây thiệt hại cho cháu không ít khi thực hiện. Hỏi ra thì cháu tôi nói bị họ lừa dối, thậm chí ép phải ký kết và thực hiện. Sợ gặp khó trong làm ăn sau này nên cháu đành chấp nhận ký kết. Tôi thấy không thể để bị ép như thế nhưng không biết phải làm sao để hủy bỏ hợp đồng này? Thời gian ký kết hợp đồng đến nay đã trên 6 tháng.
L.V.H. (Hậu Giang)
Trả lời:
Anh H. thân mến! Điều 127 Bộ luật Dân sự quy định trường hợp của cháu anh như sau: Khi một bên tham gia giao dịch dân sự (GDDS) do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố GDDS đó là vô hiệu.
Xin lưu ý với anh, theo điều luật trên: Lừa dối trong GDDS là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của GDDS nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong GDDS là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện GDDS nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.
Theo khoản 1, Điều 132 Bộ luật Dân sự, thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố GDDS vô hiệu quy định tại Điều 127 của bộ luật này là 2 năm, kể từ ngày: người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối (điểm b); người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép (điểm c).
HT tư vấn