Không đợi đến những ngày cận Tết, tầm tháng 11 là các nhà vườn bắt đầu chào bán các loại cây kiểng. Đối với dân chơi kiểng, mai vàng là loại hút hàng nhất. Những năm gần đây, người ta thường thông qua các trang mạng xã hội để mua bán, trao đổi mai. Thế nhưng, đằng sau đó có cả những câu chuyện "bom mai" dở khóc dở cười.
Không đợi đến những ngày cận Tết, tầm tháng 11 là các nhà vườn bắt đầu chào bán các loại cây kiểng. Đối với dân chơi kiểng, mai vàng là loại hút hàng nhất. Những năm gần đây, người ta thường thông qua các trang mạng xã hội để mua bán, trao đổi mai. Thế nhưng, đằng sau đó có cả những câu chuyện “bom mai” dở khóc dở cười.
Là người chuyên bán mai vào mùa Tết, anh Sơn (ngụ xã Quới Thiện- Vũng Liêm) thường xuyên vào các hội nhóm chuyên mua bán mai vàng để đăng bán. Sau nhiều “phi vụ” thành công, anh Sơn càng tin tưởng và số lượng cây được anh đăng bán ngày một nhiều hơn. Trong số những lần làm ăn trót lọt, anh Sơn không thể nào quên được lần mình bị “bom hàng” cách đây tầm một tháng.
Anh Sơn kể lại, cứ như thường lệ, mỗi sáng anh đều ra vườn chụp ảnh một cây mai rồi bắt đầu rao bán trên các hội nhóm Facebook. Chỉ trong vòng 10 phút, cây mai trị giá 5 triệu của anh được một người khách ở Bạc Liêu hỏi mua. Anh Sơn rất bất ngờ khi vị khách này không cò kè trả giá, mà “chốt đơn” chỉ sau một vài hình ảnh trên mạng. Có người mua cây, anh Sơn mừng lắm và nhanh chóng đến bưu điện để làm các thủ tục ship hàng.
Trong quá trình shipper chuyển cây đi, anh Sơn vẫn liên tục liên lạc qua điện thoại để bảo đảm sự an toàn cho khách khi giao hàng. Thế nhưng, khi nhận hàng, thay vì thanh toán tiền mặt với shipper, vị khách này đề nghị chuyển khoản. Qua điện thoại, anh Sơn bằng lòng cung cấp các thông tin tài khoản với mong muốn là nhận được tiền bán cây mai.
Một lúc sau, anh Sơn xem tài khoản vừa cập nhật thì sững sốt vì vị khách Bạc Liêu chỉ trả tiền cây mai 4 triệu đồng. Nghi ngờ có gì nhầm lẫn trong quá trình chuyển khoản, anh nhấc máy gọi cho vị khách kia thì người này cho biết: Do cây mai không giống y hình nên bớt xuống 1 triệu. Vị khách này còn nhấn mạnh rằng, nếu anh Sơn không đồng ý thì trả tiền lại và mang cây về.
Do chuyển cây đi xa với kinh phí vận chuyển gần 1 triệu đồng nên anh Sơn đành “bấm bụng” chịu mất tiền vào tay vị khách ma mãnh kia. Bị lừa trước mắt mà anh không biết phải làm gì, đành tự an ủi bản thân phải cẩn trọng khi giao hàng, nhất là khi cây được chuyển đi xa.
Mùa Tết, trên các trang mạng bày bán vô số các loại cây kiểng. Không cần phải vào các khu chợ chen lấn, bà con vẫn có thể dễ dàng chọn được 1 vài cây ưng ý chỉ qua cuộc điện thoại. Người bán thì còn tiện lợi hơn khi có thể chào hàng thông qua các hội nhóm trên Facebook. Thế nhưng, hình thức mua bán này cũng lắm rủi ro, đối với người mua và cả người bán.
Người mua cây do không xem cây trực tiếp được nên có thể nhận về cây kiểng “không giống như hình”. Còn người bán thì rất dễ sập bẫy “bom hàng” hoặc dè sẻn để bắt buộc phải bớt tiền. Bà con chú ý, mua bán trên mạng đang là xu hướng trong mùa dịch, thế nhưng để tránh bị sập bẫy, cần chọn lựa các hội nhóm uy tín để giao dịch.
HOÀNG LÊ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin