Làm báo là nghề lắm gian nan nhưng mang một sứ mệnh cao cả là ghi nhận và thông tin những cung bậc vui- buồn- thiện- ác của cuộc sống qua từng bài viết, hình ảnh trên trang báo. Thế nên ngoài tình yêu với nghề, nhà báo cần sự sâu sắc và một cái tâm để thông tin đến với bạn đọc, bạn xem đài không bị “đổi trắng thay đen”.
Làm báo là nghề lắm gian nan nhưng mang một sứ mệnh cao cả là ghi nhận và thông tin những cung bậc vui- buồn- thiện- ác của cuộc sống qua từng bài viết, hình ảnh trên trang báo. Thế nên ngoài tình yêu với nghề, nhà báo cần sự sâu sắc và một cái tâm để thông tin đến với bạn đọc, bạn xem đài không bị “đổi trắng thay đen”.
Đối với các nhà báo trên mặt trận đấu tranh chống tiêu cực, đòi hỏi phải có sự nhạy bén và một tinh thần vững chãi để nhìn nhận, phân tích vấn đề theo khuôn khổ pháp luật nhưng không quá cứng nhắc.
Vì đây là lĩnh vực khá nhạy cảm, thông tin đưa ra ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, tương lai của người trong cuộc và tác động đến nhiều người trong xã hội nên khi dùng ngòi bút phê phán, vạch trần cái sai, cái ác, nhà báo phải biết trải lòng, đồng cảm với nhân vật để hiểu được vì sao họ làm thế và họ cần gì trên con đường hướng thiện.
Đáp ứng được các yêu cầu trên, bài viết của nhà báo không chỉ làm nhiệm vụ truyền tải thông tin mà còn mang ý nghĩa giáo dục điều hay lẽ phải cho xã hội.
Thật vậy, nếu không có sự đồng cảm và cái nhìn đa chiều của người cầm bút, dư luận sẽ không hiểu được phía sau vẻ dạn dĩnh với bề dày thành tích trộm cắp của cô bé vừa bước qua tuổi 17 ở huyện Long Hồ là cả một gánh nặng “cơm, áo, gạo, tiền” mà người lớn đã vô tình trút lên vai em.
Để từ đó, dư luận có cái nhìn cởi mở hơn và nhiều người đã sẵn lòng dang tay giúp em vượt qua khó khăn quay về nẻo thiện.
Trường hợp của một thanh niên ở TP Vĩnh Long, khi thực hiện hành vi lừa đảo, anh ta không nghĩ đến cái giá mà mình phải trả nhưng khi đối diện với pháp luật, dư luận thì tỏ rõ ăn năn, lo sợ. Điều này, chứng tỏ cái thiện trong con người của anh thanh niên này đã thắng cái ác và nhà báo khi đưa tin phải biết chắc lọc sao cho người “lầm đường lỡ bước” thấy sai để sửa.
Việc sử dụng hình ảnh và công khai tên tuổi người phạm tội trong những trường hợp như thế cũng nên cân nhắc. Tránh sau khi thông tin, người phạm tội càng mang nặng mặc cảm, sống bế tắc, bất cần và tiếp tục dấn sâu vào con đường tội lỗi.
Câu chuyện về một can phạm bị bắt về tội cướp giật, treo cổ tự sát trong buồng giam sau khi nhà báo vào ghi hình đã chứng minh báo chí như “con dao 2 lưỡi”, nhất là trên lĩnh vực phòng chống cái xấu, cái ác. Nhà báo tuyên truyền không chắc lọc, không đúng thời điểm dễ dẫn đến phản tác dụng và hậu quả không hay.
Do đó, giữa lằn ranh thiện- ác, nhà báo phải biết điểm dừng và chịu trách nhiệm trước các thông tin mình đưa ra.
Ngoài việc lăn lộn với thực tế, chịu nhiều áp lực về thời gian, tính chính xác,… nhà báo trên lĩnh vực chống tiêu cực đôi khi còn bị những cá nhân, tổ chức sai phạm, dùng vật chất hoặc vũ lực mua chuộc, đe dọa để được bỏ qua những việc làm sai trái, viết sai sự thật “xấu trở thành tốt”.
Vì vậy, để tiếp tục vững bước trên con đường làm báo, nhà báo phải luôn trung thực với thực tế và giữ vững sự kiên định trước những cám dỗ. Đó cũng phẩm chất của một nhà báo chân chính không phải ai cũng có.
PHƯỢNG NGÂN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin