Vừa qua, BCĐ Xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước” và BCĐ Cuộc vận động xây dựng mô hình “Văn hóa giao thông đường thủy” khu vực bến phà thị trấn Trà Ôn- Lục Sĩ Thành tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện mô hình “Văn hóa giao thông đường thủy”.
Vừa qua, BCĐ Xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước” và BCĐ Cuộc vận động xây dựng mô hình “Văn hóa giao thông đường thủy” khu vực bến phà thị trấn Trà Ôn- Lục Sĩ Thành tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện mô hình “Văn hóa giao thông đường thủy”.
Bến phà thị trấn Trà Ôn- Lục Sĩ Thành nằm tại ngã tư nhánh trái sông Hậu, kinh tắt cù lao Mây và sông Măng, mỗi ngày có từ 3.000 – 4.000 lượt người qua lại (trong đó có từ 600- 700 lượt học sinh).
Chợ nổi Trà Ôn trên nhánh sông Hậu có 12 hộ dân sống trên bè, cùng với có 50 phương tiện của dân địa phương và khoảng 100 phương tiện của các hộ kinh doanh từ nơi khác đến thường xuyên neo đậu mua bán hàng hóa, cao điểm hàng ngày có khoảng 200 phương tiện của người dân đi chợ nổi trao đổi mua bán hàng hóa.
Tính chung mỗi ngày có khoảng 1.000 phương tiện các loại qua lại khu vực này. Hoạt động tại chợ nổi thường diễn ra vào buổi sáng, đây cũng là thời điểm tập trung nhu cầu qua lại phà của học sinh, cán bộ công chức và người dân đông nhất nên trật tự an toàn giao thông và trật tự xã hội rất phức tạp.
Tại mỏ cát, xà lan khai thác ngày đêm và có khi đến gần vàm Trà Ôn.
|
Đồng thời, khu vực thực hiện mô hình có 1 mỏ khai thác cát, các phương tiện hoạt động khai thác liên tục, do nằm ở ngã tư sông, từ bốn hướng lưu lượng phương tiện qua lại rất đông, làm tình hình phức tạp thêm hoạt động tại khu vực bến phà.
Ngày 29/6/2010, thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và BCĐ tỉnh Vĩnh Long, BCĐ Xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước” tỉnh Vĩnh Long tổ chức lễ phát động tại huyện Trà Ôn và tổ chức thực hiện mô hình “Văn hóa giao thông đường thủy” khu vực bến phà thị trấn Trà Ôn- Lục Sĩ Thành, đồng thời thành lập Tổ tự quản về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội và phòng chống tai nạn đuối nước trẻ em khu vực bến phà thị trấn Trà Ôn- Lục Sĩ Thành.
Tổ tự quản đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội và phòng chống tai nạn đuối nước trẻ em tại khu vực bến phà thị trấn Trà Ôn- Lục Sĩ Thành.
|
Sau 3 năm thực hiện mô hình và thành lập Tổ tự quản đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội và phòng chống tai nạn đuối nước trẻ em tại khu vực bến phà thị trấn Trà Ôn- Lục Sĩ Thành đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tuyên truyền, nhắc nhở, vận động nhân dân khu vực chợ nổi và chủ khai thác bến phà việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa và trật tự xã hội khu vực chợ nổi và hoạt động đưa rước khách ngang sông góp phần nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm của người dân trong việc quản lý tài sản, phòng chống trộm cắp cướp giật… trên sông.
Tình hình trộm cắp trên sông, khu vực chợ nổi giảm rõ rệt. Từ khi thành lập tổ tự quản đến nay chỉ xảy ra 2 vụ trộm cắp điện thoại di động trên chợ nổi. Khắc phục được tình trạng ùn tắc và mất trật tự an toàn giao thông khu vực bến phà trong các ngày lễ, tết.
Đặc biệt, tổ tự quản đã giải quyết và cứu giúp kịp thời 6 trường hợp phương tiện thủy nội địa gặp sự cố trên sông… Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố gây mất an toàn giao thông đường thủy nội địa khu vực bến phà.
Đại diện UBND xã Lục Sĩ Thành phát biểu tại hội nghị: Hiện nay, tại mỏ cát đang khai thác, xà lan khai thác liên tục ngày đêm ở gần ngã tư nhánh sông Hậu, nhưng có lúc nước ròng xà lan tiến gần hơn đến khu vực ngã tư sông giáp với sông Măng Thít (vàm Trà Ôn) rất dễ gây mất an toàn giao thông.
Trong khi phà vượt sông không đóng rào chắn mỏ bàn phà và không có thuyền viên nhắc nhở hành khách không ra mỏ bàn phà.
|
Khu vực bến phà, xe tải thường xuyên đậu ngay dốc bến chùi của phà để lên xuống hàng hóa, việc làm này vô cùng nguy hiểm mỗi khi phà cặp bến và với độ dốc của bến phà thì xe tải rất dễ mất phanh làm tuột dốc xảy ra tai nạn.
Hơn nữa, chủ khai thác bến phà thu giá vé chưa đúng quy định, cụ thể như quy định giá vé thống nhất từ 5 giờ đến 21 giờ, qua 21 giờ mới được thu tăng giá, nhưng mới đến 18 giờ chủ phà đã tính theo giờ ban đêm và tăng gấp đôi giá vé.
Đại diện Tổ tự quản đảm bảo trật tự an toàn giao thông bức xúc: Bến phà Trà Ôn- Lục Sĩ Thành hiện nay vẫn còn lộn xộn như đường lên xuống phà không có rào phân làn cho người và phương tiện lên xuống, khu vực nhà chờ còn để tình trạng mua bán chiếm hết nhà chờ, người chờ phà phải đứng và đậu xe 2 bánh ngoài khu vực nhà chờ, mỗi khi có mưa không đủ nơi cho hành khách trú mưa.
Khi phà đang vận hành, thuyền viên không đóng rào chắn mỏ bàn phà, gần như không chuyến phà nào có thuyền viên đóng rào chắn hay nhắc nhở hành khách không ra mỏ bàn phà, việc này sai quy định lại rất dễ mất an toàn giao thông đường thủy…
Ông Nguyễn Thanh Triều- Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban An toàn giao thông huyện Trà Ôn chỉ đạo: Thường trực Ban An toàn giao thông huyện cần phối hợp với thị trấn và xã Lục Sĩ Thành chấn chỉnh ngay việc mua bán lấn chiếm bến phà, nhà chờ; đơn vị khai thác bến phà phải đảm bảo công tác vượt sông an toàn, giá vé phải thực hiện đúng quy định và có bảng giá rõ ràng, nhân viên phục vụ trên bến dưới phà phải có thái độ nhã nhặn đối với hành khách…
Cần dẹp hẳn tình trạng xe tải lên xuống hàng hóa ngay bến khách. Bên cạnh đó, cán bộ, công chức, viên chức khi qua phà cũng phải chấp hành nội quy bến phà, chỉ miễn giá vé cho người làm công vụ chứ không nhập nhằng với việc đi riêng cũng xin miễn giá vé…
Đối với việc khai thác cát gần ngã tư, khu vực nguy hiểm, Chủ tịch huyện yêu cầu Trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện Trà Ôn kiểm tra, trường hợp khai thác sai vị trí cho phép phải đình chỉ ngay… để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa trong khu vực.
Bài, ảnh: HÙNG HẬU
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin