(VLO) Đó là chia sẻ của một doanh nghiệp hoạt động du lịch (DL) sinh thái tại Nam Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai) khi tham dự tọa đàm chủ đề: “Thực trạng và giải pháp khai thác, phát triển sản phẩm DL đường sông gắn với chợ nổi Long Xuyên”, do Sở Văn hóa-TT-DL tỉnh An Giang phối hợp UBND TP Long Xuyên tổ chức.
Chia sẻ có được sau cảm nhận trong chuyến lữ hành ngắn khảo sát, tham quan chợ nổi Long Xuyên, bè cá trên sông Hậu, nghề thủ công truyền thống và thưởng thức bánh dân gian, viếng Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng- Khu di tích cấp quốc gia đặc biệt ở xã Mỹ Hòa Hưng,...
Tại tọa đàm, đại diện các doanh nghiệp DL, lữ hành tại TP Hồ Chí Minh và khu vực ĐBSCL nhận định, tiềm năng khai thác DL đường sông của An Giang, trong đó gắn với chợ nổi Long Xuyên là rất lớn.
Trên chợ nổi tập trung 23 ghe thuyền, trong đó có 6 ghe kinh doanh nông sản (dừa, khóm, khoai, dưa hấu...) và 17 ghe neo đậu, sinh sống. Thêm góc nhìn rằng, An Giang là địa phương rất đặc biệt khi nối từ sông Tiền sang sông Hậu.
Tỉnh có thể đầu tư hạ tầng phục vụ hoạt động DL: bến neo đậu tàu; cần duy trì đội ngũ ghe tàu buôn trên chợ nổi, tương tác giữa thương hồ với du khách tham quan, tìm hiểu đời sống mua bán ở chợ, xây dựng không gian ẩm thực... sẽ góp phần thu hút và làm tăng trải nghiệm cho du khách khi đến với sông nước An Giang.
Chương trình tham quan, tọa đàm nhằm thúc đẩy sự liên kết, hợp tác phát triển DL, nối kết tour, tuyến giữa An Giang với các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL và TP Hồ Chí Minh về loại hình DL đường sông.
Quảng bá, giới thiệu sản phẩm DL sinh thái sông nước An Giang đến với khách DL trong và ngoài nước, đặc biệt là thị trường DL TP Hồ Chí Minh.
TƯỜNG VÂN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin