Sau một năm kinh tế khó khăn, người dân làng heo đất Lái Thiêu (TP Thuận An, tỉnh Bình Dương) vẫn miệt mài bám nghề, sáng tạo mẫu mã rồng vàng mới lạ để giữ chân khách hàng dịp Tết Giáp Thìn 2024.
Sau một năm kinh tế khó khăn, người dân làng heo đất Lái Thiêu (TP Thuận An, tỉnh Bình Dương) vẫn miệt mài bám nghề, sáng tạo mẫu mã rồng vàng mới lạ để giữ chân khách hàng dịp Tết Giáp Thìn 2024.
Chị Vương Anh Đào bền bỉ bám nghề làm heo đất dù đồng lời chỉ đủ ăn, đơn hàng sụt giảm so với các dịp Tết trước - Ảnh: P.Q. |
Làng heo đất ở Lái Thiêu (Bình Dương) ra đời cách đây gần nửa thế kỷ. Cho đến nay, dù số hộ theo nghề đã vơi đi nhưng nét đẹp truyền thống của làng nghề vẫn được bảo toàn nguyên vẹn. Những hộ bám theo nghề vẫn miệt mài vật lộn với con heo bỏ ống.
Mỗi dịp Tết đến, không khí tại nơi này càng thêm tất bật. Năm nay, trước tình hình kinh tế khó khăn, các hộ dân vẫn kiên trì, nâng cao chất lượng sản phẩm để thu hút khách hàng và duy trì doanh số.
Anh Lê Hoàng Việt (cơ sở Hoàng Thái) cho biết: "Vẫn theo tiêu chí là năm gì thì sẽ sáng tạo theo chủ đề năm đó nhưng riêng năm nay chúng tôi phá cách làm những sản phẩm cách điệu, hoa văn mới lạ hơn. Các loại rồng thỏi vàng, rồng chibi... được ưa chuộng nhiều nhất".
Theo chủ các cơ sở, đến thời điểm hiện nay thì lượng hàng xuất đi sẽ tăng dần đến Tết Nguyên đán. Sản phẩm heo đất của làng nghề được đưa đi tiêu thụ tại Tiền Giang, An Giang và các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam Bộ và còn được xuất sang Lào, Campuchia, Thái Lan.
Ngoài làm heo truyền thống, nhiều xưởng còn kết hợp làm heo mạ vàng bằng thạch cao vừa trưng trong ngày Tết vừa có kết hợp bỏ ống với ngụ ý may mắn, tài lộc.
Không khí tại làng heo đất Lái Thiêu những ngày cận Tết Giáp Thìn 2024
Dịp Tết Giáp Thìn, cơ sở của chị Đào sáng tạo nung các loại theo mẫu hình con rồng tinh xảo và cung cấp cho các cơ sở khác vẽ màu, điêu khắc - Ảnh: P.Q |
Cô Thu Sương (chủ cơ sở heo Thu Sương) chia sẻ nghề làm heo đất là do ông bà để lại nên sẽ còn làm hoài để gìn giữ nghề gia đình và mang không khí Tết đến cho mọi người thông qua sản phẩm mình làm ra - Ảnh: P.Q |
Rồng tài lộc được khách hàng ưa chuộng - Ảnh: P.Q |
Ngoài làm heo truyền thống, nhiều xưởng còn kết hợp làm heo mạ vàng bằng thạch cao vừa trưng trong ngày Tết vừa kết hợp bỏ ống với ngụ ý may mắn, tài lộc - Ảnh: P.Q |
Sản phẩm rồng thỏi vàng, rồng chibi... được người thợ vẽ màu tinh xảo để đưa lên kệ chào Tết - Ảnh: P.Q |
Mỗi dịp Tết đến, không khí tại làng heo đất Lái Thiêu càng thêm tất bật - Ảnh: P.Q |
Chị Cẩm Ly (5 năm theo nghề) tỉ mỉ vẽ hoa văn cho những chú heo vàng nhỏ - một loại sản phẩm được ưa chuộng mỗi dịp Tết - Ảnh: P.Q |
Giá thành của heo đất truyền thống bán tại lò khoảng 6.000 đồng, với loại heo vẽ trang trí thì tầm 15.000 đồng đến vài chục ngàn tùy vào độ phức tạp của sản phẩm - Ảnh: P.Q |
Theo PHƯƠNG QUYÊN/Báo điện tử Tuổi trẻ