Đó là chủ đề tọa đàm do Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu- ĐH Cần Thơ tổ chức ngày 12/10, nhân kỷ niệm 15 năm thành lập Viện. PGS.TS Lê Anh Tuấn chia sẻ về quá trình địa chất hình thành vùng châu thổ Cửu Long; câu chuyện dòng nước đổi thay; con người và hột lúa miền châu thổ.
(VLO) Đó là chủ đề tọa đàm do Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu- ĐH Cần Thơ tổ chức ngày 12/10, nhân kỷ niệm 15 năm thành lập Viện. PGS.TS Lê Anh Tuấn chia sẻ về quá trình địa chất hình thành vùng châu thổ Cửu Long; câu chuyện dòng nước đổi thay; con người và hột lúa miền châu thổ.
Theo PGS.TS Lê Anh Tuấn, sông Mekong như một cơ thể sống, là nơi cung cấp nguồn nước, nguồn thuỷ sản, nguồn phù sa hình thành hệ sinh thái đồng bằng cho vùng hạ lưu, nơi cung cấp lương thực và thực phẩm cho hàng triệu người và các sinh vật khác.
Trong đó, ĐBSCL có vị trí trung tâm vùng Đông Nam Á và có thể kết nối với thủ đô các nước chung quanh khu vực và mở rộng đến cách quốc gia và lãnh thổ khác. ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản lớn nhất Việt Nam, là vùng đất ngập nước quan trọng về các hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học.
Hiện nay, thách thức cơ bản nhất về biến đổi khí hậu cho vùng ĐBSCL là tình trạng giảm nguồn nước cả về mùa mưa và mùa khô, cộng thêm mực nước biển dâng và lún sụt đồng bằng khiến xu hướng gia tăng sự xâm nhập mặn trong mùa khô, đặc biệt là những năm có sự quay trở lại của hiện tượng El-Nino.
Các yếu tố biến động khí hậu này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản, lên hệ sinh thái vùng và các vấn đề xã hội- sinh kế cho cộng đồng cư dân ở đây.
Bên cạnh đó, đồng bằng đang đứng trước nhiều thay đổi về địa lý tự nhiên, quan hệ xã hội, môi trường sống và cơ cấu kinh tế. ĐBSCL cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức về trình độ và kỹ năng nghề thấp; di dân thiếu kiểm soát; thu nhập thấp, tỷ lệ nghèo cao; nguy cơ sạt lở, lún sụt cao, xâm nhập mặn; phù sa giảm nghiêm trọng; bạc màu, hoang hoá; ô nhiễm hữu cơ, hoá chất độc hại…
Tin, ảnh: AN - THẢO