Cà Mau có diện tích rừng ngập mặn rất lớn với trên 63.000 ha, trong đó cây đước chiếm đa số. Với đặc điểm chất lượng gỗ bền, chắc, cây đước được sử dụng làm vật liệu xây dựng nhà cửa, làm các vật dụng trong gia đình. Từ cây đước, bà con xứ rừng còn hình thành nên các nghề truyền thống như: hầm than, làm đũa đước...
Khai thác gỗ đước tại Tiểu khu 127 thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hiển. |
Cà Mau có diện tích rừng ngập mặn rất lớn với trên 63.000 ha, trong đó cây đước chiếm đa số. Với đặc điểm chất lượng gỗ bền, chắc, cây đước được sử dụng làm vật liệu xây dựng nhà cửa, làm các vật dụng trong gia đình. Từ cây đước, bà con xứ rừng còn hình thành nên các nghề truyền thống như: hầm than, làm đũa đước...
Nghề đũa đước tại Viên An tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động nhàn rỗi. (Trong ảnh: Anh Võ Văn Thể, quê Bạc Liêu, phụ trách công đoạn tề đầu, rọc đũa, thu nhập khoảng 170 ngàn đồng/ngày). |
Tại xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, từ những hộ dân làm đũa đước nhỏ lẻ, bằng phương pháp thủ công, nay đã nâng lên thành tổ hợp tác với hàng chục hộ tham gia, hình thành nên làng nghề truyền thống, góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm đặc trưng ở vùng ngập mặn Mũi Cà Mau.
Sau khi sơ chế, đũa được phơi dưới nắng tự nhiên cho khô, chắc, sau đó đánh bóng, sấy khô, vệ sinh trước khi đóng gói sản phẩm. |
Trước đây đũa chủ yếu làm bằng phương pháp thủ công, những năm gần đây, hầu hết các công đoạn được thực hiện bằng máy móc, nhanh chóng và hiệu quả (Ảnh: công đoạn đánh bóng đũa) |
Vợ chồng anh Trần Văn Dệ, ấp Xẻo Mắm, xã Viên An, người tiên phong đưa đũa đước trở thành sản phẩm OCOP 3 sao năm 2021. |
Ðũa đước OCOP 3 sao của cơ sở Chí Nguyện (ấp Xẻo Mắm, xã Viên An). |
Theo LOAN PHƯƠNG (Báo Cà Mau)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin