Tấm lòng Nhân dân Cà Mau với Bác Hồ

01:05, 16/05/2022

Sau ngày Bác đã đi xa, mặc dù chưa được hướng dẫn thống nhất, nhưng với tấm lòng kính yêu sâu thẳm đối với vị lãnh tụ tối cao, vị cha già của dân tộc, từ vùng căn cứ kháng chiến, vùng nông thôn giải phóng đến giữa lòng đô thị, người Kinh, người Hoa, người Khmer, đồng bào tôn giáo, dân tộc, cả gia đình và binh lính địch đang cầm súng chống lại cách mạng đều diễn ra lễ thọ tang, xúc động, trang nghiêm.

Sau ngày Bác đã đi xa, mặc dù chưa được hướng dẫn thống nhất, nhưng với tấm lòng kính yêu sâu thẳm đối với vị lãnh tụ tối cao, vị cha già của dân tộc, từ vùng căn cứ kháng chiến, vùng nông thôn giải phóng đến giữa lòng đô thị, người Kinh, người Hoa, người Khmer, đồng bào tôn giáo, dân tộc, cả gia đình và binh lính địch đang cầm súng chống lại cách mạng đều diễn ra lễ thọ tang, xúc động, trang nghiêm.

 Năm 1969, quân và dân Nhà Hội xây dựng Đền thờ Bác Hồ trong khu căn cứ.
Năm 1969, quân và dân Nhà Hội xây dựng Đền thờ Bác Hồ trong khu căn cứ.

Sau khi Bác đi xa

Để tỏ rõ tấm lòng đối với Bác Hồ, đồng bào, cán bộ chiến sĩ Cà Mau đã biến đau thương thành sức mạnh, liên tục tiến đánh địch, mở rộng vùng giải phóng giành chính quyền về tay Nhân dân. Những căn cứ làng rừng, những xóm dân cư từ đồng bằng đến vùng biển đảo, nhiều huyện, xã trong tỉnh Cà Mau khẩn trương thiết lập các đền thờ, phủ thờ hoặc nhà thờ Bác Hồ như ở xã Đất Mới (Viên An), ở ngọn rạch Ngã Quát (Năm Căn), ở Lô Ráng (Năm Căn) tháng 9/1969; ở Khai Long (Ngọc Hiển), ở rạch Nhà Hội (Tân Ân), ở sông Đầm Chim (Đầm Dơi), ở Kênh Cạn (Ngọc Hiển), ở Kênh Sâu (Ngọc Hiển) tháng 3/1970; ở ấp Cái Nước (Cái Nước) tháng 9/1974; ở xã Tân Hưng Đông (Cái Nước) tháng 1/1975.

Trong chiến tranh ác liệt, đến tổng tiến công mùa xuân 1975 lịch sử, trên các vùng nông thôn giải phóng đến vùng cận địch, quân dân Cà Mau đã xây dựng 14 khu đền thờ Bác Hồ, hầu hết bằng cây gỗ địa phương, do sức dân đóng góp. Đền thờ Bác làm nơi thờ cúng trang nghiêm, còn là nơi hội họp, mít-tinh, sinh hoạt cho Nhân dân - dân quân du kích tập luyện, lực lượng vũ trang triển khai nghị quyết trước giờ ra trận, nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho tuổi trẻ…

Quanh các khu đền thờ Bác đều là những “chiến hào, bãi lửa”, gài chông, mìn, lựu đạn, bẫy nổ giết giặc bảo vệ căn cứ, bảo vệ tài sản, tính mạng Nhân dân. Dù cho biệt kích, máy bay, phi pháo ném bom bắn phá vào các khu đền thờ Bác, nhưng các lực lượng Đoàn thanh niên luôn sẵn sàng chiến đấu, có nhiều ngôi đền bị bom đạn sập đổ phải xây dựng lại nhiều lần.

Quyết báo đền ơn Bác

Phủ thờ Bác Hồ ở Kênh 7, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, công trình mang tên “Tuổi xuân quyết báo đền ơn Bác”, khởi công ngày 26/3/1973, là 1 trong 14 ngôi đền thờ ở Cà Mau được xây dựng trong chiến tranh ác liệt. Nơi huy động hơn 1.000 lượt đoàn viên thanh niên, cùng hàng trăm cụ phụ lão vượt qua đồn bốt giặc đến với công trình; các lực lượng được biên chế thành trung đội, đại đội sẵn sàng chiến đấu. Đền thờ xây dựng trong tầm pháo giặc Chi khu Thới Bình và cách trận địa pháo kênh Tám Ngàn (U Minh Thượng) khoảng 3 km. Để phủ thờ hoàn thành kịp dâng quà sinh nhật Bác, lực lượng đoàn viên phối hợp với các đơn vị du kích, chủ lực địa phương bao vây tấn công đồn bốt giặc xung quanh, kiềm chế trận địa pháo, vũ trang tuyên truyền vào các ấp chiến lược, đưa hàng 800 thanh niên vùng giặc trở về cùng góp công xây dựng. Trong hơn 100 ngày đêm dưới bom đạn, mưa gió, đói rét, Đoàn thanh niên chiến đấu chống trả làm chết và bị thương nhiều quân giặc, bắn rớt 1 trực thăng, nhiều đoàn viên đã anh dũng hy sinh, Phủ thờ Bác được khánh thành đúng ngày 19/5/1974.

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác, Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) gửi tặng Nhân dân Cà Mau cây vú sữa, được chiết từ cây vú sữa mẹ mà Nhân dân xã Trí Phải gửi tặng Bác Hồ năm 1954 theo chuyến tàu tập kết ra Bắc. Cây vú sữa rời thân mẹ được trồng lại bên cạnh phủ thờ ở Kênh 7, xã Trí Phải, mãi xanh tươi, kết trái./.

Theo Báo Cà Mau

 

 

 

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh